Trong khi người dân TP. Hải Phòng phấn khởi, hoan hỉ khi tiền hỗ trợ Covid-19 đã đến tay thì người dân tỉnh Quảng Ninh vẫn đang... chờ đợi.
Tiền hỗ trợ “về” sớm
Dịch Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến các ngành nghề trong đời sống hiện nay. Nhiều công ty, xí nghiệp phải cho công nhân tạm nghỉ để cắt giảm chi phí hoạt động; nhà hàng, khách sạn phải dừng hoạt động để đề phòng, chống dịch… ngoài ra còn rất nhiều ngành nghề khác bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 kéo theo muôn vàn khó khăn tới cho người dân.
Vì vậy, nhằm triển khai hỗ trợ kịp thời giúp người dân giảm bớt một phần khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch gây ra, từ ngày 26/4, thực hiện Quyết định số 15/QĐ-TTg ngày 24/4 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, các quận, huyện ở Hải Phòng đã bắt đầu triển khai Quyết định này.
Trong đợt đầu thực hiện, 142.000 người dân tại Hải Phòng thuộc nhóm đối tượng có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội đã nhận được tiền trợ cấp.
Cầm những đồng tiền được nhận từ sự hỗ trợ của Nhà nước, ông Nguyễn Văn Nga, trú tại quận Hồng Bàng xúc động chia sẻ: “Trong lúc nước ta đang gặp nhiều khó khăn, kinh tế đình trệ do dịch bệnh mà Chính phủ lại phải hỗ cho người dân. Nếu chỉ hỗ trợ một người thì là nhỏ nhưng đây là hỗ trợ cho tất cả những người dân gặp khó khăn trong cả nước thì là rất lớn, ảnh hưởng nhiều đến ngân sách Quốc gia. Tuy nhiên, việc làm ý nghĩa đã thể hiện sự quan tâm kịp thời của Chính phủ, là việc làm cần thiết để giúp người dân chúng tôi vượt qua giai đoạn khó khăn này. Đúng như quan điểm của Chính phủ “Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Cùng chung cảm xúc với ông Nga, bà Đặng Thị Tình (là hộ nằm trong nhóm đối tượng bảo trợ xã hội trú tại xã Việt Tiến, huyện Vĩnh Bảo), bày tỏ: “Vợ chồng tôi cũng đã có tuổi, ông ấy giờ không đi lại được, còn tôi thì chân đau, đi lại khó khăn. Bao năm nay cũng có làm ăn được gì đâu, rồi tự nhiên đại dịch xảy ra làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chúng tôi. Nay nhận được tiền hỗ trợ của Nhà nước, tôi mừng rơi nước mắt, tôi thực sự cảm ơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền thành phố đã quan tâm đến người nghèo chúng tôi”.
Không chỉ ông Nga, bà Tình mà đây còn là cảm xúc chung của hàng triệu người dân khi nhận được tiền hỗ trợ của Nhà nước, đối với họ, đây là sự chia sẻ quan tâm rất kịp thời của Nhà nước, thành phố. Việc làm này trước mắt sẽ giúp đỡ họ vượt qua khó khăn về mặt kinh tế, đồng thời là động lực to lớ cổ vũ mọi người dân đồng lòng vượt qua đại dịch.
Thời điểm hiện tại, tất cả 15 quận, huyện ở Hải Phòng đã thực hiện xong việc chi trả đợt 1 cho hơn 142.000 người dân. Trong đó, 28.484 người có công được nhận tổng cộng 41,7 tỷ đồng; 68.726 người trong diện trợ cấp được nhận 102 tỷ đồng và các hộ nghèo, cận nghèo được nhận 33,6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, những người nằm trong nhóm đối tượng chi trả đợt 2 hiện vẫn chưa nhận được tiền do một số thủ tục liên quan. Phần lớn người dân bày tỏ mong muốn nhận được tiền hỗ trợ càng sớm càng tốt.
Theo anh Thanh (38 tuổi, chủ cửa hàng ăn trên địa bàn huyện Thủy Nguyên): “Hôm nọ, chính quyền vào để ghi danh sách nhằm thực hiện chi hỗ trợ, nhưng đến giờ vẫn chưa nhận được gì. Cửa hàng của tôi mới mở lại chưa được 1 tháng, lượng khách rất vắng, thu nhập bấp bênh. Do đó, tôi mong sớm nhận được tiền hỗ trợ của Nhà nước để giải quyết những khó khăn trước mắt”.
Nơi dân vẫn... phải chờ
Trong khi đó, theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh, đại đa số người dân đều mong chờ tiền hỗ trợ, tuy nhiên vì còn vướng mắc nhiều văn bản nên việc trao tiền hỗ trợ chưa được triển khai.
Ông Nguyễn Văn C. (chủ một xưởng sửa chữa ô tô) cho biết: “Từ khi có dịch, xưởng gần như đóng cửa, việc làm không có, lương công nhân, tiền thuê mặt bằng vẫn phải trả nên gặp rất nhiều khó khăn. Ngay sau khi có thông tin gói hỗ trợ dịch Covid-19, tôi và nhiều người dân rất vui mừng, không phải vì số tiền lớn, nhưng “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Bản thân tôi và một số gia đình khác luôn mong chờ, hy vọng được hỗ trợ sớm, vì đó là nghĩa tình, là sự quan tâm của Nhà nước đến đời sống của người dân”.
Cũng giống như ông C., đó là niềm mong mỏi của chị Đoàn Thị L. khi tiền hỗ trợ vẫn chưa được nhận. Chị tâm sự: “Biết thông tin công nhân là một trong nhiều đối tượng được hưởng trợ cấp sau dịch Covid-19, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại tôi vẫn chưa thấy ai nhận được tiền, không biết khi nào mới nhận được. Tôi mong chính quyền địa phương sớm hoàn thành thủ tục để hỗ trợ người dân vượt qua lúc khó khăn này”.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.