Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 6 tháng 4 năm 2019 | 16:27

Triển vọng thị trường bất động sản du lịch 2019

Trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, số lượng du khách đến Việt Nam liên tục tăng kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản (BĐS). Bên cạnh những cơ hội kinh doanh và đầu tư cũng đặt ra nhiều thách thức cần giải pháp xử lý.

Nhiều tiềm năng để phát triển

Theo đó, tại Diễn đàn bất động sản du lịch “Triển vọng thị trường & thách thức nguồn nhân lực” do Tạp chí điện tử The LEADER tổ chức, các cơ quan quản lý, chuyên gia, diễn giả đã có cái nhìn toàn cảnh về thực trạng cũng như cơ hội đầu tư trên thị trường BĐS du lịch.

Theo ông Nguyễn Trần Nam, Nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnREA) cho rằng, quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam ở thời điểm hiện tại các mục tiêu đề ra đều đang vượt kế hoạch. Cụ thể, mục tiêu tăng trưởng ngành du lịch đến năm 2025 đã cán mốc năm 2018, mục tiêu đến năm 2030 dự kiến sẽ đạt được trong năm 2019.

Diễn đàn bất động sản du lịch 2019 thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, khách hàng.
Diễn đàn bất động sản du lịch 2019 thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, khách hàng.

Theo ông Luis Mesquita de Melo, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Pháp chế - Asian Coast Development Ltd cho rằng Việt Nam đang từng bước bắt kịp các quốc gia trong khu vực. Đặc biệt, sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch nội địa tại Việt Nam, đây là dấu hiệu của sự phát triển bền vững.

Liên quan đến tiềm năng phát triển BĐS du lịch nghỉ dưỡng, tại Diễn đàn, Ban tổ chức Ban tổ chức thông tin số liệu khảo sát được thực hiện bởi nhóm chuyên gia Economica Vietnam phối hợp cùng TheLeader. Cụ thể, sau khi gửi phiếu khảo sát tới 100 doanh nghiệp đứng đầu thị trường BĐS với tổng quy mô hơn 3 tỷ USD thì có 32 doanh nghiệp gửi lại phiếu đã trả lời đầy đủ thông tin. Ngoài ra, ban tổ chức còn tiếp cận 32 phiếu điều tra xã hội học.

Theo đó, về tăng trưởng thị trường BĐS, lĩnh vực nhà ở đang mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Có tới 75,9% ý kiến ghi nhận nhà ở mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Ngoài ra, lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng cũng đang mang lại hiệu quả kinh doanh cao với 17,5% ý kiến đồng ý. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam những năm gần đây, đạt khoảng 30 - 40%, các doanh nghiệp BĐS cũng cho thấy niềm tin của họ và dấu hiệu khả quan của thị trường.

Nhìn vào bức tranh tổng thể, kết quả khảo sát cho thấy rằng triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp trong 3 năm tới là rất lớn. Trung bình, cứ 10 doanh nghiệp BĐS sẽ có 7 doanh nghiệp chuẩn bị cho việc mở rộng quy mô kinh doanh trong ngắn hạn và 9 doanh nghiệp mong muốn mở rộng kinh doanh trong trung hạn trong giai đoạn 2019 - 2020.

Minh chứng được thể hiện ở lĩnh vực BĐS du lịch, nghỉ dưỡng cũng có tới 36,4% doanh nghiệp có ý định đầu tư mới và 45,5% mong muốn mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực này. Lĩnh vực văn phòng, thương mại có tỷ lệ lên tới 70,3% muốn phát triển lĩnh vực mới và mở rộng kinh doanh. Khu công nghiệp có 36,4%.

Cùng quan điểm này, Tiến sỹ Hàn Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam nhận định, ngành du lịch Việt Nam có các bước phát triển nhảy vọt trong những năm gần đây. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng từ 30 - 40%/năm, lọt vào danh sách các quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới và đứng đầu châu Á. Dự kiến năm 2019, du lịch Việt Nam sẽ đón khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế. Điều này được cho sẽ tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế đất nước nói chung và tới nhiều ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế nói riêng, trong đó có lĩnh vực BĐS và đặc biệt là BĐS du lịch.

Cũng theo ông Tiến, thị trường BĐS du lịch Việt Nam đang thu hút được sự quan tâm lớn của đông đảo nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Không ít doanh nghiệp trước đây chỉ đầu tư BĐS nhà ở hoặc kinh doanh lĩnh vực khác cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào BĐS du lịch, tạo nên một làn sóng phát triển rất sôi động của thị trường BĐS du lịch ở hầu khắp các địa phương đang có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và nghỉ dưỡng.

Nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn

Tại Diễn đàn, bên cạnh việc ngành du lịch có nhiều tiềm năng để phát triển các diễn giả cũng nêu ra những khó khăn, thách thức đối với ngành kinh doanh đầy tiềm năng này. Cụ thể, khó khăn đầu tiên được nếu ra vấn đề về nguồn nhân lực. Theo ông Nguyễn Thạc Thắng, Giám đốc công ty nhân sự First Alliances cho rằng, cần phải tập trung nhiều vào việc đào tạo hay thuê các công ty tư vấn quản lý, tìm các khóa học nước ngoài nhằm giúp nhân sự phát triển nhanh hơn.

Một dự án nghỉ dưỡng của Tập đoàn Novanland mới được giới thiệu ra thị trường trong thời gian gần đây.
Một dự án nghỉ dưỡng của Tập đoàn Novanland mới được giới thiệu ra thị trường trong thời gian gần đây.

Riêng đối với lao động phổ thông, hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chủ đầu tư phải liên kết với các trường đạo tạo, thuê giáo viên để giảng dạy cho nhân viên tùy theo chi phí của doanh nghiệp. Đồng thời, có bộ phận đào tạo nội bộ cho các thế hệ tiếp theo.

Liên quan vấn đề về nguồn nhân lực, kết quả khảo sát của nhóm chuyên gia Economica Vietnam phối hợp cùng TheLeader. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp gặp không tí khó khăn trong quá trình đầu tư, kinh doanh. Trong đó, khó khăn nhất là khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực; thứ nhì là tiếp cận đất đai và giải phóng mặt bằng. Tiếp theo, các khó khăn liên quan đến nguồn vốn là lãi suất; xác đất giá đất và thuế đất.

Cụ thể, kết quả khảo sát cũng ghi nhận đặc điểm chung của nhóm đối tượng nhân sự cấp quản lý gồm trình độ cao, với tỷ lệ đại học và trên đại học là 87,55%. Mức thu nhập bình quân từ 15 - 30 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao. Phân khúc nhân sự cấp quản lý có mức thu nhập bình quân dưới 15 triệu đồng/người/tháng chỉ chiếm 20%; 10% còn lại là nhóm nhân sự cấp quản lý nhận mức lương trên 30 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, cả ngành dịch vụ du lịch của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu nhân sự.

Trao đổi về vấn đề nguồn nhân lực, ông Nguyễn Trần Nam cho rằng, trình độ, kỹ năng của các nhân viên còn yếu tại nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng. Các doanh nghiệp cần tự nâng cao chất lượng đào tạo nhân sự, không nên phụ thuộc quá nhiều vào các khóa học bên ngoài. Để tháo gỡ khó khăn về thiếu hụt nguồn nhân lực, theo ông Nam, các công ty phải chủ động xây dựng lực lượng thông qua hoạt động đào tạo nội bộ. Đối với lãnh đạo cấp cao trong các doanh nghiệp Việt, việc nâng cao các kỹ năng mềm và cập nhật các kiến thức về pháp luật, thị trường BĐS là điều cần được chú trọng trong giai đoạn này.

Mạnh Tiến
Ý kiến bạn đọc
  • Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.

  • The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm. Đó là chốn an cư lý tưởng với hệ thống tiện ích hoàn chỉnh và cộng đồng dân cư hiện hữu.

  • Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22-VT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025.

Top