Sau khi bài “Hà Nam: Sai mục đích xã hội hóa giáo dục, “xói mòn” niềm tin phụ huynh!” được đăng tải, Báo Kinh tế nông thôn nhận được nhiều ý kiến của phụ huynh Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (TP. Phủ Lý) phản ánh việc nhà trường thu - chi nhiều khoản chưa đúng với Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Máy lọc nước tinh khiết nhà trường mua với giá 25 triệu đồng nhưng theo khảo sát của PV, ngoài thị trường chỉ có giá 13,5 triệu đồng.
Thế nào là buổi chính, buổi phụ?
Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), khối lớp 1 học 22 tiết/tuần; khối lớp 2 và 3 học 23 tiết/tuần; khối lớp 4 và 5 học 25 tiết/tuần. Tỉnh Hà Nam áp dụng học tiếng Anh với khối 1 và 2 là 2 tiết/tuần; khối 3, 4, 5 là 4 tiết/tuần. Cũng theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, nếu các trường dạy 2 buổi/ngày thì mỗi buổi không quá 7 tiết. Những buổi học chính là số tiết được Bộ quy định, ngoài ra là tiết học thêm. Cũng theo quy định của Bộ, những trường chưa đủ 1,5 giáo viên/lớp thì mới được thu tiền học buổi 2. Như vậy, thu tiền buổi 2 như Trường Tiểu học Trần Quốc Toản là sai so với quy định của Bộ GD& ĐT.
Nhiều phụ huynh cho biết: “Chúng tôi không biết buổi nào là chính, buổi nào là phụ, nhà trường bảo sao thì chúng tôi làm vậy”.
Hợp thức hóa các khoản thu
Nhiều phụ huynh cho biết, các khoản thu của Trường Tiểu học Trần Quốc Toản đều cào bằng, không đúng với Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS).
Các khoản chi trong quỹ khoản thỏa thuận của nhà trường đều bất hợp lý như lắp đặt hệ thống máy lọc nước tinh khiết giá 25 triệu đồng. Theo tìm hiểu của phóng viên, ở đại lý cung cấp thì loại máy mà nhà trường lắp đặt chỉ có giá 13,5 triệu đồng; mua ca, cốc, bình đựng nước, giá để bình 12 triệu đồng nhưng trên thực tế, nhà trường chỉ làm chỗ để nước bằng bê-tông và sử dụng tủ cũ làm giá để nước, một số bình nhựa và cốc nhựa; mua máy bơm nước 4 triệu đồng nhưng bảo dưỡng cho 2 máy bơm nước này lại lên tới 3,5 triệu đồng...
Bà Nguyễn Thị Ngà, quyền Trưởng phòng GD&ĐT TP.Phủ Lý, cho biết, sẽ xem xét trường nào thu sai, chi sai và cương quyết xử lý, yêu cầu nhà trường trả lại những khoản thu, chi không hợp lý cho phụ huynh học sinh.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin diễn biến sự việc.
ĐIỀU LỆ BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH: Ban đại diện CMHS không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học: a) Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện. b) Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện CMHS: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường. |
P.V
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.