Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án truyền thông về phát triển Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Sinh hoạt văn hóa cồng chiêng tại làng. Ảnh: Thanh Nhật- báo Gia Lai
Mục tiêu của Đề án nhằm tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Phong trào với các hình thức phong phú, đa dạng; góp phần củng cố, nâng cao nhận thức về Phong trào và trách nhiệm thực hiện Phong trào của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể; nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội về nội dung, ý nghĩa thiết thực của Phong trào nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa, môi trường văn hóa trong gia đình, cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; góp phần xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Đề án sẽ triển khai nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Phong trào; thông tin, tuyên truyền về thực hiện các phong trào xây dựng: “Người tốt, việc tốt”; “Gia đình văn hóa”; “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương; “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.
Đồng thời, thông tin, tuyên truyền, trao đổi kinh nghiệm về những điển hình tiên tiến trong việc thực hiện Phong trào: “Gương sáng văn hóa”; “Gia đình văn hóa” tiêu biểu; “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” tiêu biểu và tương đương; “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” tiêu biểu; “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” tiêu biểu; “Doanh nhân văn hoá” tiêu biểu.
Giải pháp mà Đề án đưa ra là hình thành mạng lưới thông tin, tuyên truyền về Phong trào trong hệ thống Ban Chỉ đạo các cấp; làm đầu mối cung cấp và tiếp nhận thông tin, nội dung tuyên truyền về Phong trào; định hướng, kết nối các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Phong trào trên phạm vi cả nước.
Các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền thanh, truyền hình ở Trung ương và địa phương cùng tham gia vào các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Phong trào; cổ vũ các cá nhân, gia đình, tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Phong trào; phản ánh những vướng mắc trong việc công nhận các danh hiệu văn hóa; tuyên truyền sâu rộng, tạo dư luận xã hội lành mạnh, thúc đẩy thực hiện Phong trào.
Cùng với đó là tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Phong trào mang tính xã hội rộng rãi; tuyên truyền về Phong trào thông qua hình thức văn nghệ cổ động...
P.V
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.