Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 6 tháng 11 năm 2020 | 11:39

TT-Huế: Tiếp tục khắc phục khó khăn sau bão lụt

Đợt bão, lụt vừa qua đã khiến tỉnh Thừa Thiên - Huế bị thiệt hại nặng nề về nhiều mặt.

36.jpg
Bà Tám (vợ ông Phước) mang lúa bị ngập nước ra phơi.       

 

Mất trắng tôm, cua, cá...

Gia đình ông Lê Dũng (đội 10, thôn Nghi Xuân, xã Giang Hải, huyện Phú Lộc) cho biết, gia đình đầu tư nuôi 4ha xen canh cá dìa, tôm thẻ chân trắng và cua, đến nay còn nợ 300 triệu đồng tiền thức ăn. Cùng với đó, khoảng 2 tấn tôm thẻ chân trắng, 1 tấn cá dìa và 5 tạ cua đang trong độ thu hoạch bị mất trắng hoàn toàn.

Theo UBND xã Giang Hải,  đợt mưa lũ từ ngày 6 đến 18/10 đã khiến 223ha nuôi tôm quảng canh tại địa phương bị thiệt hại 100%.

Ông Nguyễn Hữu, Chủ tịch UBND xã Giang Hải, cho hay, xã đã có thống kê ban đầu về thiệt hại do mưa, lụt trong thời gian qua và báo cáo UBND huyện Phú Lộc để sớm có phương án hỗ trợ cho người dân.

Gia đình ông Nguyễn Hữu Định (làng La Vân Thượng, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền)  có 7 sào rau má nhưng bị nước lũ làm ngập úng hoặc cuốn trôi, cát đá vùi lấp nên còn lại rất ít. Hết mưa, vợ chồng ông tranh thủ ra cắt ngay xem vớt vát được ít nào bù vào tiền đầu tư. “Cũng may sau lũ, giá rau cao hơn, cắt được bao nhiêu đều bán được hết”, ông  Định nói.

Giám đốc HTX nông nghiệp Quảng Thọ Nguyễn Lương Trí cho biết, 100% diện tích rau má bị ảnh hưởng do nước lũ, trong đó có hơn 60ha bị hỏng. Nếu thời tiết thuận lợi thì phải hơn 2 tháng sau mới hồi phục và trồng lại được toàn bộ đồng rau màu.

“1ha rau má cho thu trung bình khoảng 60 triệu đồng nên thiệt hại do mưa lũ là rất lớn, số còn sót lại thì rất ít, năng suất thấp nên cũng không được bao nhiêu”, ông Nguyễn Lương Trí cho biết thêm.

Hàng trăm tấn lúa bị ngập nước

Tranh thủ trời nắng, gia đình ông Trần Phước (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà) vận chuyển lúa trong kho bị ngập nước ra phơi.

Vợ ông Phước, bà Nguyễn Thị Tám cho biết, trong đợt mưa, lụt vừa qua, gia đình có 23 tấn lúa bị ngập nước. Hiện tại, toàn bộ số lúa này có mùi chua, chuyển sang màu đen, mọc mầm…

“Gia đình làm xay xát gạo nên trong vụ hè - thu vừa qua đã mua thêm lúa về tích trữ. Lúc mua là 7,5 triệu đồng/tấn nhưng sau khi lúa bị ngập nước chỉ bán lại được với giá 500 - 600 nghìn đồng/tấn. Giờ chúng tôi không biết phải làm sao, chỉ biết đem lúa ra phơi khô lại rồi tính tiếp”, bà Tám nói.

Phó chủ tịch UBND xã Hương Vinh Nguyễn Thị Hồng Oanh cho biết, sau khi nước tạm rút, địa phương đã thống kê những gia đình có lúa trong kho bị ngập nước. Theo đó, toàn xã có 104,9 tấn lúa của 66 hộ dân bị ngập nước và có mùi chua, chuyển màu đen… không ăn được nữa.

Cũng theo bà Oanh, đối với các thiệt hại về hoa màu, cây trồng… thì được hỗ trợ theo Nghị định 02. Tuy nhiên, việc lúa trong kho của người dân bị ngập nước thì chưa thấy có văn bản nào hướng dẫn hỗ trợ nên địa phương sẽ đề xuất và xin ý kiến cấp trên.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ đề nghị các địa phương khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão lũ; tập trung phương tiện, lực lượng khắc phục những điểm sạt lở, sửa chữa các công trình bị hư hỏng, tổ chức ra quân ngày Chủ nhật xanh dọn dẹp vệ sinh môi trường, đảm bảo sinh hoạt của người dân sớm được trở lại bình thường.


 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top