Dự kiến Hội chợ Thương mại và Du lịch tỉnh Tuyên Quang năm 2022 diễn ra từ ngày 1 - 8/9 tại Quảng trường Trung tâm TP Tuyên Quang với quy mô 200 - 250 gian hàng của tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Ngày 15/8, Ban tổ chức Hội chợ Thương mại và Du lịch tỉnh Tuyên Quang năm 2022 tổ chức họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện công tác tổ chức Hội chợ Thương mại và Du lịch tỉnh năm 2022.
Theo báo cáo của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh, đến ngày 15/8, các nội dung chuẩn bị cho tổ chức hội chợ đang được khẩn trương thực hiện. Trung tâm hoàn thành dự thảo kế hoạch lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực, tư cách pháp nhân để tổ chức hội chợ theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước; xây dựng kịch bản lễ khai mạc hội chợ; lập, tổng hợp danh sách mời đại biểu dự khai mạc hội chợ; tổ chức mời các đơn vị, tổ chức xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia hội chợ.
Bưởi Soi Hà (Yên Sơn) là sản phẩm thứ 2 của tỉnh được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý.
Trung tâm đã tiếp nhận đăng ký và phê duyệt các doanh nghiệp tham gia hội chợ, 176/248 gian hàng đã có đăng ký tham gia. Trong đó, có 28 gian của Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Du lịch các tỉnh, thành; 28 gian của các huyện, thành phố; 12 gian của Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh, Sở Công Thương, Hội Nông dân tỉnh; 108 gian của các doanh nghiệp các tỉnh, thành phố. Đồng thời, lên sơ đồ, sắp xếp bố trí gian hàng cho các huyện, thành phố và các doanh nghiệp; tổ chức biểu diễn văn nghệ vào các buổi tối diễn ra hội chợ…
Dự kiến Hội chợ diễn ra 8 ngày (từ ngày 1 - 8/9) tại Quảng trường Trung tâm TP. Tuyên Quang với quy mô 200 - 250 gian hàng của tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Các gian hàng tập trung vào các ngành hàng gồm: Sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của các tỉnh, thành phố trong cả nước, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản và chế biến thực phẩm; hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, nội thất; sản phẩm may mặc, thời trang, da giày, gia dụng; các loại dịch vụ ngân hàng, tài chính, bưu chính viễn thông, các sản phẩm du lịch, dịch vụ…
Chè shan tuyết Hồng Thái (Na Hang) được chế biến cẩn thận.
Trong khuôn khổ của Hội chợ tỉnh sẽ tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý chè Shan tuyết Na Hang, bưởi Soi Hà (Yên Sơn); tổ chức chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang với các doanh nghiệp, các công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh. Cùng nhiều hoạt động bổ trợ khác như: tổ chức các chương trình biểu diễn văn nghệ giới thiệu bản sắc văn hóa địa phương, theo chủ đề của các huyện, thành phố; các hoạt động, chương trình khuyến mại, ưu đãi người tiêu dùng do các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện; các hoạt động trao đổi, đàm phán, ký kết hợp đồng...
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang chủ trì cuộc họp.
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quangyêu cầu các cơ quan chức năng tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền; khẩn trương hoàn thiện các thiết kế theo ý kiến tham gia của các ngành; kịch bản chi tiết từng ngày thể hiện rõ vai trò quản lý Nhà nước, hướng tới sự phục vụ chu đáo tạo lập được hình ảnh tốt về mảnh đất, con người Tuyên Quang.
Các chương trình văn nghệ phải kết nối, xuyên suốt, có ý tưởng giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc của tỉnh Tuyên Quang. Các thành viên trong ban tổ chức chủ động kế hoạch thực hiện tổ chức các hoạt động giao lưu, tư vấn, mua sắm, tham quan gian hàng, vui chơi lành mạnh, có chất lượng cao, thiết thực và hiệu quả; huy động tối đa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài khu vực tham gia; đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn phòng chống dịch…
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.