Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 25 tháng 5 năm 2022 | 19:31

Tuyên Quang khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra

Sau khi mưa lũ xảy ra gây thiệt hại nặng cả người và tài sản, chính quyền các cấp tỉnh Tuyên Quang đang khẩn trương khắc phục hậu quả, giúp người dân dần trở lại cuộc sống bình thường.

Đợt mưa lũ kéo dài tại tỉnh Tuyên Quang xảy ra từ đêm 20/5 đến ngày 24/5 đã gây hậu quả nghiêm trọng, khiến 2 người chết, 4 người bị thương; 101 ngôi nhà bị thiệt hại do đất, đá sạt lở; gần 1.600 ha lúa và hoa màu bị ngập nước; gần 600 con gia súc, gia cầm bị chết; hư hỏng nhiều công trình thủy lợi, đường giao thông…, ước  thiệt hại hơn 15,8 tỷ đồng. Hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống, sản xuất cho người dân.

Lãnh đạo huyện Hàm Yên kiểm tra công tác khắc phục mưa lũ tại xã Phù Lưu.

 

Trước những thiệt hại do thiên tai gây ra, ngày 25/5, lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang đã đến thăm hỏi, động viên các gia đình bị mất người thân do sạt lở đất gây ra. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương khẩn trương huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ những hộ gia đình bị đất, đá sạt lở vào nhà khắc phục hậu quả; tổ chức xử lý các điểm sạt lở để đảm bảo giao thông thông suốt; cắm các biển báo, cảnh báo, nghiêm cấm người, phương tiện lưu thông qua khu vực bị ngập lụt, khu vực nguy hiểm khi có tình huống thời tiết xấu xảy ra. Nắm bắt tình hình, hỗ trợ người dân các biện pháp bảo đảm an toàn nhà ở, kỹ thuật xử lý sau ngập úng đối với lúa và hoa màu, bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi.

Tại xã Trung Hà (Chiêm Hoá), bà Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã tới thăm hỏi, động viên, trao quà hỗ trợ cho gia đình anh Hầu Seo Hồ, thôn Nà Đao và gia đình anh Lý Sành Phín, thôn Bản Ba 2. Cả 2 hộ đều là dân tộc Mông. Đêm ngày 22/5, đất đá sạt lở đã làm đổ một phần nhà ở, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, điều kiện sinh hoạt của các hộ gia đình.

Bà Dung đã tới thăm hỏi, động viên và trao hỗ trợ cho 3 hộ gia đình thôn Trung Tâm, xã Phúc Thịnh (Chiếm Hoá). Sau nhiều ngày mưa lớn, kết cấu đất yếu đã gây sạt lở ta luy dương, làm sập một phần nhà ở của các hộ gia đình. Bà Dung đề nghị cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái hỗ trợ các hộ gia đình sớm khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống. Đồng thời chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương cần tiếp tục rà soát những hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ cao, chủ động có biện pháp phòng chống, không để xảy ra những thiệt hại đáng tiếc do thiên tai.

 Bà Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh thăm hỏi, tặng quà hộ gia đình anh Lý Sành Phín, dân tộc Dao, thôn Bản Ba 2, xã Trung Hà (Chiêm Hoá)

.

Tại huyện Yên Sơn, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang và lãnh đạo các ngành, địa phương đã đến thăm hỏi, động viên, tặng quà cho 1 gia đình ở xã Tân Long, 4 gia đình ở xã Tân Tiến. Đây là các gia đình đều có nhà ở bên cạnh sườn đồi, núi. Đợt mưa vừa qua đã làm ta luy đất đá sạt lở gây hư hỏng nhà và nhiều đồ dùng sinh hoạt; thành viên trong các gia đình phải sơ tán đến nơi an toàn.

Ông Sơn chia sẻ với những thiệt hại nặng nề của người dân, đồng thời đề nghị cấp, ủy, chính quyền địa phương cần quan tâm, huy động nhân lực kịp thời hỗ trợ các gia đình dọn dẹp, sửa sang nhà cửa để sớm ổn định đời sống.

 Ông Hoàng Việt Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang thăm hỏi, động viên thân nhân gia đình có nạn nhân tử vong do sạt lở đất thôn Bản Khản, xã Bình Phú (Chiêm Hoá).

 

Tại huyện Sơn Dương, ông Sơn đã thăm hỏi, tặng quà gia đình bị ta luy núi sạt lở làm hư hỏng nhà và đồ dùng sinh hoạt. Các gia đình bị thiệt hại do mưa lũ được tỉnh hỗ trợ 1 triệu đồng; Hội Chữ thập đỏ tỉnh hỗ trợ gạo, mỳ tôm và các nhu yếu phẩm khác, trị giá 500 nghìn đồng.

Hiện, các địa phương bố trí lực lượng thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận và xử lý mọi tình huống có thể xảy ra; khi có thiên tai, chủ động sử dụng ngân sách địa phương dự phòng để khắc phục hậu quả, hỗ trợ nhân dân sớm ổn định đời sống, sản xuất.

 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top