Nhờ chủ động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, thời gian qua, hơn 2.000 cán bộ, hội viên Hội Làm vườn các cấp của thành phố Thái Bình (Thái Bình) đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng các mô hình sản xuất tập trung cho giá trị kinh tế cao, từng bước nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
Các tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng trong phát triển cây ăn quả có múi. Thực tế đã chứng minh, nếu có hệ thống giải pháp đồng bộ từ chính sách hỗ trợ của Nhà nước đến tiến bộ kỹ thuật, cộng với sự vào cuộc của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, chắc chắn sẽ thành công. Cam Cao Phong, Cam Hàm Yên,... là các ví dụ điển hình.
Sáu tỉnh phía Bắc (Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang, Bắc Giang, Bắc Ninh và Lào Cai) có đặc điểm chung là diện tích rộng, địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt, phân bố không đều… Sản phẩm do người làm vườn và trang trại sản xuất ra cách xa nơi tiêu thụ. Các tỉnh miền núi giao thông đi lại khó khăn, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Trong những năm qua, Hội Làm vườn và Trang trại huyện Như Xuân (Thanh Hóa) không ngừng phát triển, giúp hội viên và nhân dân có điều kiện phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Chính vì vậy, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi ngày càng phát triển, xuất hiện ngày càng nhiều hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với các sản phẩm mới, đáp ứng đủ điều kiện cạnh tranh với hàng hóa trong và ngoài tỉnh.
Đến thăm khu vườn đu đủ giống lùn lúc lỉu quả xen giữa vườn táo đang cho trái bói, dự kiến thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán 2018, chúng tôi mới thấy hết nghị lực phi thường của bà Nguyễn Thị Liên ở xã Đại Xuân (Quế Võ - Bắc Ninh). Bà là nữ công giáo đầu tiên dũng cảm ra cải tạo khu đồng chiêm trũng, hoang hóa thành trang trại cây ăn trái; thành lập Hợp tác xã VAC để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
Những năm gần đây, Hội Làm vườn (HLV) huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) nổi bật với mô hình trồng hồng vành khuyên, không chỉ mang lại thu nhập cao cho hội viên mà còn góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở địa phương. Điều đáng nói, những hộ trồng hồng vành khuyên giỏi đều là đồng bào các dân tộc Tày, Nùng. Bà con đã giúp nhau tăng gia sản xuất, mở ra hướng thoát nghèo, cùng làm giàu.
Mùa tái canh cà phê năm 2017, vườn ươm cà phê Lâm Huê ở xã Gia Lâm (Lâm Hà) được Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng chứng nhận 300.000 cây giống đạt tiêu chuẩn chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT). Đây là kết quả 15 năm hoàn chỉnh kỹ thuật gieo ươm cà phê chất lượng cao của vợ chồng anh Đinh Văn Lâm.
Nhằm giúp nông dân tự đánh giá hiệu quả của việc giảm lượng giống gieo sạ và hưởng ứng chương trình truyền thông giảm lượng giống gieo sạ năm 2017 khu vực ĐBSCL, Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long đã xây dựng mô hình giảm lượng giống gieo sạ với 5 mức mật độ gieo sạ khác nhau: 60 kg/ha, 80 kg/ha, 100 kg/ha, 120 kg/ha, 140 kg/ha.