Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 10 năm 2017 | 11:24

Nuôi gà Ai Cập hướng trứng trên nền đệm lót sinh học ở Tam Phước: Lãi cao, gà ít bệnh

Tam Phước là xã thuần nông của huyện Phú Ninh (Quảng Nam), cuộc sống của người dân chủ yếu từ rau màu, dưa hấu. Trước năm 2010, phong trào chăn nuôi gà tại đây chưa phát triển. Từ thực tế đó, Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam đã triển khai mô hình chăn nuôi gà thả vườn.­

Gà Ai Cập trong mô hình phát triển tốt.

Trước đây, người dân xã Tam Phước  chủ yếu chăn nuôi theo hộ gia đình, từ vài con đến vài chục con gà Kiến địa phương để tự cung tự cấp do đó dịch bệnh thường xuyên xảy ra do người chăn nuôi chưa có kiến thức về phòng bệnh bằng vắc-xin và chăm sóc nuôi dưỡng.

Năm 2010, từ nguồn vốn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam tổ chức lớp đào tạo nghề chăn nuôi gà thả vườn cho 30 hộ tại xã. Ngoài việc học lý thuyết kết hợp thực hành, học viên được tham quan mô hình chăn nuôi gà kiểu công nghiệp, trang trại. Sau lớp đào tạo nghề, số hộ chủ động phát triển chăn nuôi gà Kiến theo kiểu bán công nghiệp và công nghiệp tăng dần, quy mô từ 1.000 - 10.000 con/hộ. Kỹ thuật chăn nuôi gà đã không còn là vấn đề khó khăn với người nuôi, tỷ lệ nuôi sống của nhiều hộ đạt 95 - 98%. Các hộ gia đình đã có thể chủ động phòng bệnh cho gà bằng vắc-xin và các biện pháp tổng hợp chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y. Số lượng đàn gà trên địa bàn xã tăng đáng kể, từ 30.000  con (năm 2009) lên 78.000 con (năm 2015).

Từ năm 2010-2015, giá gà thịt thương phẩm tương đối ổn định nên người chăn nuôi có lãi. Từ đầu năm 2016 đến nay, giá gà thịt thương phẩm xuống thấp, có thời điểm từ 60.000 đồng/kg giảm còn 40.000 đồng/kg, bà con chỉ hòa vốn hoặc bị lỗ. Trước tình hình đó, một số hộ chọn phương án tạm nghỉ để chờ giá.

Với mong muốn tạo bước chuyển mới cho các hộ chăn nuôi tại Tam Phước, tăng cơ hội lựa chọn cho những người nông dân vốn sống bằng nghề chăn nuôi, giảm thiểu tình trạng bỏ trống chuồng, Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam đã xây dựng mô hình chăn nuôi gà Ai Cập hướng trứng sạch trên nền đệm lót sinh học với quy mô 500 mái đẻ.

Gà Ai Cập không phải là đối tượng vật nuôi mới, tuy nhiên ít hộ biết đến giống gà này, hiểu về đặc tính, năng suất trứng, giá trị và khả năng tiếp cận thị trường của trứng gà Ai Cập. Trong xây dựng mô hình chăn nuôi gà Ai Cập hướng trứng sạch trên nền đệm lót sinh học, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn hộ mua và trữ các nguyện liệu thức ăn địa phương như lúa, bắp… theo mùa, sử dụng thức ăn phối trộn tại chỗ bằng các nguyên liệu của địa phương để giảm giá thành, nâng cao chất lượng trứng, sử dụng lúa mầm bổ sung vitamin E cho gà đẻ thay vì sử dụng vitamin tổng hợp dưới dạng thuốc kích đẻ. Ngoài việc hướng dẫn hộ chăm sóc nuôi dưỡng, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm cũng đã giúp các hộ liên kết với một số đại lý, cá nhân thu mua trứng, giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Đến nay, lượng trứng sản xuất ra hàng ngày được tiêu thụ đều đặn.  Ngoài số gà được hỗ trợ, một số hộ trong mô hình chủ động đầu tư thêm con giống để nâng quy mô đàn và tích cực tìm kiếm, liên kết đầu ra.

Theo nhận định của đa số hộ dân thực hiện mô hình thấy, việc nuôi gà hướng trứng ít rủi ro hơn so với gà thịt, việc chuyển đổi là kịp thời, thích hợp và mang lại hiệu quả trong thời điểm hiện tại. Mô hình chăn nuôi gà Ai Cập hướng trứng trên nền đệm lót sinh học đã bước đầu chuyển đổi kịp thời cho một số hộ từ chăn nuôi gà hướng thịt sang hướng trứng, phù hợp với xu hướng của thị trường ở thời điểm hiện tại. Giá bán trứng hiện tại 3.000 - 3.500 đồng/quả, mang lại thu nhập trung bình 500.000 đồng/ngày với 500 con mái.

Mặc dù chăn nuôi gà Ai Cập hướng trứng ít rủi ro và mang lại thu nhập cho hộ, tuy nhiên các hộ chăn nuôi cần lưu ý về thị trường đầu ra trước khi có kế hoạch phát triển với quy mô lớn.

Thu Thủy

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top