Năng suất cao hơn lúa đại trà 7-9 tạ/ha, cho thu nhập cao hơn so với giống lúa đại trà 9 triệu đồng/ha. Đó là những thông tin được Trung tâm Khuyến nông huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) chia sẻ tại hội thảo đầu bờ về giống lúa BC15 trong vụ HT 2017, do Chi nhánh miền Trung – Tây Nguyên, Cty CP Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình phối hợp Trung tâm Khuyến nông huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) tổ chức.
Phát triển nông nghiệp đô thị đang được nhiều địa phương quan tâm nhằm sản xuất, chế biến và cung ứng cho người dân lương thực, thực phẩm tươi sống, hoa, sinh vật và thực vật cảnh. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển mô hình hiệu quả, cần áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ và công nghệ cao không cần nhiều đất đai, không gây ô nhiễm môi trường, từ đó tăng thêm không gian xanh và hỗ trợ cho du lịch phát triển.
Phát triển rừng gỗ lớn là xu hướng tất yếu của kinh doanh rừng trồng sản xuất hiện nay bởi không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho các hộ gia đình do giảm chi phí trồng mới, giảm công lao động, mà còn giúp giảm xói mòn, rửa trôi đất do kéo dài chu kỳ kinh doanh, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Diễn biến thời tiết bất thường, quy mô sản xuất manh mún, thiếu hụt nguồn nhân lực đang là những nguyên nhân khiến sản xuất vụ Đông ở Đồng bằng sông Hồng mấy năm gần đây gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để giảm áp lực về công lao động, đồng thời mở rộng sản xuất theo chuỗi là những giải pháp cần đẩy mạnh thực hiện để vụ Đông tiếp tục là vụ sản xuất chính trong năm.
Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng góp đến 54% sản lượng lúa, 70% lượng thủy sản nuôi trồng, 36,5% lượng trái cây cả nước. Tuy vậy, để phát triển nền nông nghiệp bền vững, các chuyên gia cho rằng, phải giải quyết căn cốt giống tốt, thích ứng với BĐKH cho ba nhóm sản phẩm chính: Thủy sản, cây ăn quả, lúa gạo.