Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 6 tháng 10 năm 2017 | 1:37

Phát triển nông nghiệp CNC: Vài ý kiến của nông dân @ ở Bắc Ninh

Làm sao để nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất là câu hỏi luôn thôi thúc các nhà quản lý cũng như người nông dân thời @. Chúng tôi đã có dịp trao đổi với các trang trại, chủ doanh nghiệp ở Bắc Ninh để làm rõ vấn đề trên.

Đoàn cán bộ tỉnh, huyện tham quan khu trồng dưa lưới trong nhà kính Công ty DELCO, Thuận Thành.

Trong một thế giới phẳng…

Ông Nguyễn Văn Đẩu, xã Nghĩa Đạo, Thuận Thành, cho biết, trang trại của ông có 4ha, chăn nuôi lợn thương phẩm công nghệ cao. Với tổng đàn lợn nái 6.000 con (2,2 lứa/năm), mỗi năm trang trại của ông cung cấp cho thị trường 16.000 tấn lợn thương phẩm. Hiện, trang trại có 17 công nhân và 2 kỹ sư, lương công nhân 5 -7 triệu đồng/người/tháng, kỹ  sư 15 triệuđồng/người/tháng.

Ngay từ khi thành lập trang trại, ông Đẩu đã áp dụng công nghệ cao, nuôi lợn sạch, loại chuồng khép kín. Từ hệ thống làm mát đến máng ăn, máng uống; xử lý chất thải bằng hầm biogas, hệ thống ép phân được tự động hoá. Đặc biệt, năm 2015, khi làm ăn có lãi, ông đã xây thêm 600m2 chuồng để tách riêng lợn cai sữa, có hệ thống làm mát vào mùa hè, sưởi ấm trong mùa đông.

Ông Đẩu cho biết, làm nông nghiệp công nghệ cao khó nhất là khâu tích tụ ruộng đất, song, ông may mắn thuê được diện tích 4ha, là khu lò gạch cũ của Thuận Thành. Ông Đẩu cho rằng, để người làm trang trại áp dụng công nghệ cao, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp lý hoàn chỉnh, đơn cử một chi tiết nhỏ như thuế nhập khẩu cũng chưa nhất quán, nay 10%, mai lại 20%.              

Cũng đam mê nghề nông như ông Đẩu, năm 2000, ông Nguyễn Văn Thân ở TP.Bắc Ninh đã chuyên tâm vào việc nuôi cá giống truyền thống: trôi, mè, trắm, chép…  Năm 2008, nhận thấy cần phải thành lập hợp tác xã để tiếp cận khoa học kỹ thuật, ông đã kêu gọi 25 người nữa cùng tham gia, và lai tạo thêm cá rô phi đơn tính, chép lai. Dấu mốc đánh giá bước đường tiếp cận công nghệ cao của ông có lẽ là năm 2009, khi Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Ninh hỗ trợ 1 đề tài nghiên cứu, trị giá 200 triệu đồng để sản xuất cá giống (rô phi đơn tính và chép lai) cho toàn tỉnh, 1 năm sau ông đã hoàn thành xuất sắc đề tài. Từ đà thắng lợi đó, năm 2011, ông lại được Bộ Khoa học và Công nghệ “đặt hàng” 1,2 tỷ đồng để nghiên cứu cá rô phi NOVIT4. Đề tài này cũng  thành công  sau 2 năm miệt mài nghiên cứu và cũng được đánh giá xuất sắc. Từ đó đến nay, cá rô phi đơn tính và chép lai của ông không những đã có thương hiệu trên khắp đất nước mà còn sang cả Trung Đông.

Làm ăn phát đạt, thắng lợi, ngoài trang trại 3ha ở TP.Bắc Ninh, ông Thân còn mở tiếp 2 trang trại nữa ở Hà Nội và Hưng Yên, đưa tổng diện tích 3 trang trại lên 15ha.  Khi được hỏi về điều kiện cần và đủ để làm nông nghiệp công nghệ cao, ông Thân cho biết, ông không cần xin gì cả, chỉ cần được vay đủ vốn với lãi suất ưu đãi để xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn cho cá, đầu tư xây mới khu ương cá giống, cải tạo đường đi, nhà ở cho công nhân và cảnh quan trang trại.  

Khó tích tụ đất đai 

Hiện, những người làm nông nghiệp công nghệ cao ở Bắc Ninh đều khẳng định, cái khó nhất là thuê ruộng đất.

Ông Lê Khánh Mạnh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư và Xây dựng DELCO Thuận Thành, cho biết, ông đã mua lại diện tích đất 5,4ha ở Thuận Thành, với thời hạn 20 năm, nhưng đến nay chỉ còn 8năm thì hết hạn. Tuy vậy, ông vẫn quyết tâm đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, với hy vọng sử dụng đúng mục đích, làm ăn tốt sẽ được ký tiếp  hợp đồng. Hiện, ông Mạnh có 2 khu sản xuất, khu nhà lưới 4.000m2, đã thí điểm trồng dưa lưới 1.000m2. Khu chăn nuôi đang có 15.000 gà đẻ trứng, dự kiến tháng 10/2017 sẽ có 95% gà đẻ; năm 2018 sẽ có 7 vạn trứng.

Bàn về cơ chế chính sách, ông Mạnh cho biết, doanh nghiệp cần được thuê đất  lâu dài ổn định, giá thuê có thể ưu đãi hơn một chút; cần làm tốt mối liên kết “4 nhà”. Về chính sách vay vốn, có thể lâu nay chúng ta đang làm “ngược”, thường thì các đơn vị phải làm xong dự án, ngân hàng đến thẩm định rồi mới cho vay. Vì vậy, ông Mạnh đề nghị, sau khi thẩm định xong dự án, nếu thấy có tính khả thi thì mời ngân hàng đến chứng kiến và cho ứng trước một nửa.     

Trao đổi với chúng tôi, Phó chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Xuân Vững, cho biết: “Các đơn vị nói trên đã phản ánh đúng thực trạng của Bắc Ninh thời gian qua, đất đai chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chủ trang trại không yên tâm đầu tư sản xuất lâu dài. Mặt khác, vốn bỏ ra ban đầu lớn, trong khi việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng thương mại khó khăn vì thiếu tài sản đảm bảo. Nhân lực dồi dào song kiến thức, trình độ tiếp cận với công nghệ cao chưa đáp ứng được nhu cầu. Đơn giản như việc liên kết “4 nhà” chúng ta đã nói từ lâu, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện tốt. Hệ thống giao thông nơi sản xuất chưa hoàn chỉnh khiến cho việc vận chuyển hàng hoá khó khăn”.

Cũng theo ông Vững, hiện nay Bắc Ninh đang đầu tư theo 2 hướng, những địa phương mảng nông nghiệp còn nhiều thì tích tụ ruộng đất, đẩy mạnh quy mô sản xuất trang trại và ứng dụng công nghệ cao. Những đô thị, thị tứ, công nghiệp phát triển, nông nghiệp còn ít thì hướng tới nông nghiệp đô thị. Đầu tư vào làng nghề hoa, cây cảnh gắn với du lịch sinh thái và xây dựng mô hình “làng trong phố, phố ngoài đồng”.         

Hy vọng, với những đóng góp thiết thực, tâm huyết của những người làm nông nghiệp công nghệ cao ở Bắc Ninh thời @, sẽ góp phần không nhỏ cho chính quyền địa phương “cởi trói” cho doanh nghiệp nông nghiệp.

Dương An Như

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top