Sáng ngày 22/9, tại Hải Phòng, Trung tâm khuyến nông Quốc gia kết hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, chuyên đề: Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đây là dịp để các đại biểu trao đổi kinh nghiệm phát triển sản xuất kinh doanh các HTX trên địa bàn cả nước.
Xác định thức ăn chăn nuôi (TĂCN) là khâu đầu tiên trong việc quyết định chất lượng thực phẩm ngon, sạch, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong việc định hướng người chăn nuôi sử dụng thức ăn an toàn sinh học (ATSH), để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Thủ đô.
Liên kết sản xuất là chủ trương lớn của ngành nông nghiệp Lào Cai. Đến nay, các địa phương trong tỉnh đã thực hiện thành công nhiều mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi kỹ thuật canh tác nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Nhiều năm trở lại đây, người làm vườn Tam Đảo (Vĩnh Phúc) ngày càng chú trọng nuôi trồng cây, con đặc sản và cây dược liệu bởi đây là địa phương có khí hậu ôn hòa, lại có khu du lịch Tam Đảo nổi tiếng, thuận lợi cho việc tiêu thụ các loại đặc sản. Tuy nhiên, để trở thành hướng đi mũi nhọn, còn nhiều việc phải làm.
Nhờ dễ trồng, dễ chăm sóc và sản phẩm làm ra luôn được các doanh nghiệp săn đón, cây măng mai ở xã Lâm Thượng (Lục Yên - Yên Bái) đã và đang trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Những năm gần đây, giá măng mai luôn ổn định, giúp nhiều hộ thoát nghèo, làm giàu.
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia súc đang được chú trọng phát triển. Số lượng đàn gia súc liên tục tăng, đặc biệt là đàn bò. Trong khi đó, sự sụt giảm của diện tích đồng cỏ, bãi chăn tự nhiên khiến người nông dân mất nhiều thời gian và công sức hơn để chuẩn bị thức ăn cho đàn gia súc; nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp không còn đáp ứng đủ nhu cầu.
Là vùng trọng điểm lúa của cả nước nhưng đến nay, nông dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn giữ thói quen canh tác truyền thống như sạ dày, lạm dụng phân bón hóa học khiến giá thành sản xuất tăng cao trong khi chất lượng lúa không đảm bảo. Chính vì vậy, từ vụ lúa hè thu năm 2016, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phát động chương trình Giảm lượng hạt giống lúa gieo sạ ở vùng ĐBSCL.