Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 15 tháng 9 năm 2017 | 1:20

Giảm lượng giống gieo sạ: Năng suất tăng, giá thành giảm

Là vùng trọng điểm lúa của cả nước nhưng đến nay, nông dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn giữ thói quen canh tác truyền thống như sạ dày, lạm dụng phân bón hóa học khiến giá thành sản xuất tăng cao trong khi chất lượng lúa không đảm bảo. Chính vì vậy, từ vụ lúa hè thu năm 2016, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phát động chương trình Giảm lượng hạt giống lúa gieo sạ ở vùng ĐBSCL.

Các đại biểu và nông dân xem mô hình trình diễn sạ lúa giảm lượng giống bằng kỹ thuật sạ hàng.

Mục tiêu sử dụng 80kg lúa giống/ha

Thực tế, hiện nay, nông dân nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL vẫn sử dụng lượng giống sạ phổ biến là 120 - 150kg/ha, cá biệt có vùng sử dụng tới 200kg/ha. Việc sử dụng lượng giống quá cao dẫn đến phải sử dụng nhiều phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh, làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận cho người sản xuất, đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường. 

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, lượng giống phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất lúa là 80 - 100kg/ha. Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Hồng Sơn cho biết, để tiết kiệm chi phí sản xuất lúa thì việc tiết kiệm lúa giống dễ dàng hơn tiết kiệm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

Hưởng ứng chương trình phát động của Bộ Nông nghiệp và PTNT, vụ đông xuân 2016 - 2017, Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long đã triển khai mô hình giảm lượng hạt giống gieo sạ trong sản xuất lúa tại ấp Tân Thuận, xã Hòa Bình (huyện Trà Ôn). Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình là: “3 giảm 3 tăng”, sạ hàng hoặc sạ lan thưa mật độ tối đa 80kg/ha, quản lý nước theo ngập khô xen kẽ, phòng trừ dịch hại theo IPM…

Qua 3 tháng thực hiện, mô hình cho thấy hiệu quả kinh tế cao. Việc sạ thưa với lượng 80kg/ha giúp lúa sinh trưởng, phát triển tốt, gốc lúa thông thoáng hơn. Suốt thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa, ít thấy các đối tượng sâu bệnh hại xuất hiện, lá lúa cứng, nhánh khỏe, thân cây mập, bộ rễ lúa khỏe hơn, đồng thời nền đất ruộng cũng tơi xốp hơn, thời gian xanh kéo dài hơn.

Hầu hết các hộ tham gia mô hình đều áp dụng phương pháp “ngập khô xen kẽ”, chỉ đưa nước vào ruộng từ 3-5cm vào các giai đoạn: làm đất, trước lúc bón phân 1-2 ngày, lúc lúa làm đòng đến chín sữa; và rút cạn nước đến khi đất rạn nứt chân chim thì cung cấp nước trở lại: 14-17 ngày sau khi gieo, từ ngày thứ 30 - 35, giai đoạn 51 -55 ngày và trước khi thu hoạch 10 – 15 ngày để thúc đẩy quá trình chín và ruộng khô dễ dàng lúc thu hoạch. Việc áp dụng “nông lộ phơi xen kẽ” đã giúp rễ lúa ăn sâu vào trong đất, chống đổ ngã vào cuối vụ, đồng thời rửa trôi được chất độc do rơm rạ bị phân hủy và giúp cho đất được khoáng hóa tốt.

Theo đánh giá, năng suất lúa trong mô hình ước đạt 68 tạ/ha. Hiệu quả kinh tế đạt 36,3% trên cơ sở giảm giống, phân bón, thuốc BVTV và các chi phí khác so với sản xuất đại trà.

Trước đó, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã triển khai dự án “Xây dựng và nhân rộng mô hình giảm lượng hạt giống gieo sạ trong sản xuất lúa tại ĐBSCL và Nam Trung Bộ”. Trong đó, mô hình giảm lượng hạt giống lúa gieo sạ (80 kg/ha) được triển khai tại hai tỉnh Long An và Đồng Tháp từ năm 2016 đến 2018, giao Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười (thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) thực hiện tổ chức tập huấn đầu vụ, giao giống, phân bón, thuốc BVTV cho nông dân.

Đối tượng tham gia là hộ nông dân có diện tích sản xuất lúa trực tiếp; có kinh nghiệm, tự nguyện tham gia mô hình, có vốn đối ứng và nhiệt tình tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và thực hiện đúng yêu cầu của dự án: gieo sạ 80kg hạt giống/ha và bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật. Quyền lợi của hộ tham gia mô hình là được hỗ trợ 100% giống, 30% lượng phân bón, tiền thuốc BVTV và được cơ quan chuyên môn tập huấn kỹ thuật.

Qua 2 vụ triển khai (thu đông 2016 và đông xuân 2016 - 2017), mô hình đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Vụ thu đông 2016, mô hình giảm lượng hạt giống gieo sạ được thực hiện ở ấp 2, xã Thạnh An (Thạnh Hóa - Long An) và ở ấp 1, xã Mỹ Hòa (Tháp Mười - Đồng Tháp), quy mô 30ha. Kết quả cho thấy, với lượng giống gieo sạ 80kg/ha, lúa rất đẹp, gốc lúa thông thoáng, ít bị sâu bệnh hơn so với gieo sạ 150 kg/ha.

Đến vụ đông xuân 2016-2017, mô hình được triển khai trên địa bàn ấp 2, xã Mỹ Phú (Thủ Thừa - Long An) với quy mô 30ha, có 32 hộ nông dân tham gia, mật độ gieo sạ được quy định là 80kg/ha. Mỗi hộ tham gia dự án được hỗ trợ miễn phí 80kg giống nếp IR4625 cấp xác nhận và 30% vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV,...). Kết quả cho thấy, năng suất lúa đạt trung bình 8,35 tấn/ha (cao nhất 9,1 tấn/ha), trong khi năng suất ruộng ngoài mô hình chỉ đạt 7,17 tấn lúa/ha. Lợi nhuận trung bình trong mô hình đạt hơn 28,6 triệu đồng/ha. Trong vụ hè thu 2017, dự án tiếp tục thực hiện tại ấp 2, Mỹ Phú, Thủ Thừa, với cùng số hộ và diện tích đã được triển khai ở vụ đông xuân 2016-2017.

Ông Tô Bé Năm (Tổ trưởng mô hình xã Tân Phước, Tân Hồng, Đồng Tháp) cho biết: “Người tham gia mô hình được tư vấn về kỹ thuật từ cơ quan chuyên môn, được Nhà nước hỗ trợ 100% giống và 30% phân bón, thuốc BVTV. Tuy sạ thưa nhưng chúng tôi thấy lúa đẻ nhánh khỏe, không thua kém sạ dày, đã giảm được lần phun thuốc bệnh hơn sạ dày 2 lần. Năng suất lúa cũng cao hơn ngoài mô hình nên lợi nhuận tăng đáng kể”.

Ông Nguyễn Văn Dũng, một thành viên trong mô hình, chia sẻ thêm: “Ban đầu, nghe nói sạ 80 kg/ha, tôi cũng rất lo nhưng sau khi nghe cán bộ khuyến nông tập huấn kỹ thuật, tôi đăng ký tham gia mô hình và nhận thấy hiệu quả thiết thực. Tôi không ngờ, chỉ cần giảm lượng giống gieo sạ mà  mang lại nhiều tác dụng đến vậy”.

Lượng giống sử dụng vẫn còn cao

Các mô hình thí điểm bước đầu đã giúp nông dân ĐBSCL biết cách quản lý, sử dụng lượng giống lúa phù hợp để bảo đảm lợi ích kinh tế. Đến nay, tỷ lệ nông dân sử dụng lượng giống hơn 150 kg/ha đã giảm 27,63%, nhưng tỷ lệ số hộ sử dụng lượng giống từ 120 - 150kg/ha vẫn còn cao (38,25%), lượng hạt giống gieo sạ từ 100 - 120kg/ha và dưới 100kg/ha là 7,8%. Đáng chú ý, lượng giống sạ vẫn có sự biến động rất lớn giữa các vụ, các tỉnh. Vì vậy, để đạt được mục tiêu của Chương trình giảm lượng hạt giống lúa gieo sạ/ha ở khu vực ĐBSCL đến năm 2020 trung bình khối lượng hạt giống gieo sạ là 80kg/ha, các địa phương cần tập trung chỉ đạo cơ cấu giống lúa trong từng vụ sản xuất; xây dựng bộ giống lúa xuất khẩu dựa trên tiêu chí chất lượng, xây dựng kế hoạch cung ứng giống lúa cho từng vụ, từng vùng; đồng thời tiếp tục tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng của người dân trong việc quản lý lượng giống sạ phù hợp, đẩy mạnh áp dụng quy trình canh tác “ba giảm, ba tăng”, “một phải, năm giảm”, canh tác lúa cải tiến; đồng thời tiếp tục triển khai các mô hình thí điểm để nhân rộng ở nhiều địa phương. 

Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp nông dân hiểu đúng về biện pháp kỹ thuật này, mới đây, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị phát động chương trình truyền thông giảm lượng giống gieo sạ tại các tỉnh ĐBSCL  tại xã Trung Nghĩa (Vũng Liêm - Vĩnh Long). Được biết, Trung Nghĩa cũng đã xây dựng mô hình trình diễn thí điểm với 21 nông dân tham gia, diện tích gieo trồng 7,37ha. Ông Nguyễn Văn Tuấn, một trong những nông dân tham gia trình diễn tại mô hình với diện tích 3.500m2, cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi tham gia mô hình giảm lượng giống gieo sạ do Cục Trồng trọt phát động. Trước đây, tôi gieo sạ với mật độ rất dày, 1 giạ (1 giạ = 20kg) giống trên 1 công (1 công Nam Bộ = 1.000m2) ruộng (200kg/ha). Tham gia mô hình, tôi được khuyến cáo giảm lượng giống xuống còn 8kg/công (80kg/ha)”.

Mục đích của chương trình truyền thông là tiếp tục tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức, kỹ năng của người dân trong việc quản lý lượng giống sạ phù hợp, góp phần giảm lượng giống, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Kêu gọi sự tham gia của các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn, các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương cùng với các phương tiện thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương. Kết hợp tổ chức truyền thông qua các bài viết, bản tin, phóng sự, tọa đàm trên truyền hình, các buổi tuyên truyền trong cộng đồng nông thôn.

Ông Trần Văn Sơn, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long, nhận định: “Tiến bộ kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” đã chỉ rõ giảm lượng giống gieo sạ không những vẫn đảm bảo tăng năng suất lúa mà còn tiết kiệm được các chi phí đầu tư và được nhiều nông dân hưởng ứng thực hiện có hiệu quả. Nếu đến năm 2020, toàn vùng ĐBSCL giảm lượng giống gieo sạ trung bình còn 80kg/ha thì sẽ tiết kiệm được khoảng 300.000 tấn hạt giống lúa (tương đương 4.500 tỷ đồng). Đây cũng là khâu đặc biệt quan trọng nhằm giảm chi phí đầu vào trong sản xuất lúa gạo, đồng thời làm cơ sở cho việc giảm các chi phí khác như thuốc BVTV, phân bón, góp phần tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập của người trồng lúa và hạn chế ô nhiễm đất, nước, môi trường.

Khánh Nguyên

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top