Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 22 tháng 9 năm 2017 | 2:33

UNICEF với mô hình VAC: Thành công ngoài mong đợi

Còn nhớ, hơn 40 năm trước, sau khi chúng ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (năm 1975), trước khi chúng ta là thành viên của Liên Hợp quốc (20/9/1977), UNICEF (Qũy Nhi đồng Liên Hợp quốc) tổ chức đầu tiên của Liên Hợp quốc đã triển khai chương trình hợp tác trên toàn quốc với chúng ta.

Mô hình vườn rau dinh dưỡng được triển khai tại các trường mầm non ở Đắk Rông (Quảng Trị).

Trong giai đoạn này, đất nước ta vừa trải qua cuộc kháng chiến hàng chục năm, nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu lại bị tàn phá nặng nề nên chúng ta vừa phải giải quyết những hậu quả về nhiều mặt do chiến tranh để lại, vừa phải tổ chức lại nền kinh tế lạc hậu về nhiều mặt, từng bước khôi phục sản xuất. Khi đó, UNICEF đã tích cực giúp chúng ta giải quyết những khó khăn do hậu quả chiến tranh, đặc biệt là về y tế, trong đó có các chương trình tiêm chủng mở rộng, dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ mang thai, cung cấp nước sạch nông thôn,…

Khởi đầu của chương trình hỗ trợ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi, UNICEF cung cấp cho trẻ em và các bà mẹ mang thai sữa bột, dầu ăn, bột mỳ nhằm bổ sung thêm dinh dưỡng cho bữa cơm của các gia đình, qua đó giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em. Còn nhớ, những năm đó tỷ lệ trẻ em Việt Nam suy dinh dưỡng thấp còi và cân nặng chiếm tỷ lệ rất cao.

Tháng 1 năm 1986, trên cơ sở phong trào Vườn cây, Ao cá Bác Hồ và chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước về kinh tế gia đình, được phép của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), với sự bảo trợ của bốn Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản và Giáo dục, Hội Những người làm vườn Việt Nam (nay là Hội Làm vườn Việt Nam) ra đời với nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục quan điểm đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế gia đình, vận động phong trào phát triển nghề làm vườn và kinh tế vườn theo mô hình VAC trong cả nước nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động để cung cấp lương thực, thực phẩm cho bữa ăn của từng gia đình.

Mô hình VAC dinh dưỡng ở Nghệ An.

Trong những năm đầu hoạt động, với mô hình VAC DINH DƯỠNG, Hội Làm vườn các cấp đã tổ chức, triển khai một phong trào quần chúng rộng rãi. Thực tế là, nhờ làm VAC DINH DƯỠNG các gia đình tự giải quyết phần cơ bản về thực phẩm cho bữa ăn, qua đó giảm đáng kể suy dinh dưỡng ở trẻ em và bà mẹ mang thai, bà mẹ nuôi con nhỏ. Từ kết quả đó, mô hình VAC DINH DƯỠNG nhanh chóng phát triển ra khắp mọi vùng miền với sự hưởng ứng tích cực của nhân dân cả nước..

Có cùng mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, từ năm 1988 đến năm 1990, Hội Làm vườn Việt Nam và UNICEF phối hợp triển khai Chương trình VAC DINH DƯỠNG. Theo đó, thay vì hỗ trợ các gia đình có bà mẹ mang thai, các cháu dưới 5 tuổi sữa bột, dầu ăn, bột mì, thông qua Hội Làm vườn, UNICEF hỗ trợ hạt giống rau mùa nào rau nấy, một số giống cây ăn quả, gà giống, cá giống. Hội Làm vườn làm nhiệm vụ hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi cá cho hội viên và tổ chức xây dựng VAC DINH DƯỠNG tại các gia đình hội viên. Bằng việc tự sản xuất tại chỗ, nguồn vốn của UNICEF không những không mất đi mà còn được nhân lên và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở những địa phương thực hiện chương trình giảm rõ rệt.

Qua 3 năm thử nghiệm, thấy phong trào đạt kết quả khả quan, từ 1991 đến 2001, UNICEF đã nâng tầm chương trình VAC DINH DƯỠNG ra toàn quốc. Kết quả là, chương trình đạt thành công ngoài mong đợi: Bữa ăn của các gia đình có VAC DINH DƯỠNG được cải thiện, luôn tươi ngon, đủ dinh dưỡng, bữa cơm dần chuyển thành bữa ăn. Nhiều chuyên gia UNICEF và các tổ chức quốc tế sau khi đi thực tế VAC DINH DƯỠNG đều chung nhận xét: Đây là một sáng tạo Việt Nam, một hình thức cung cấp thực phẩm cho gia đình đơn giản mà khoa học, tận dụng được năng lượng, vật thải, sức lao động, đất đai,… Và bài học phát triển VAC DINH DƯỠNG để giảm suy dinh dưỡng được nhiều chuyên gia của UNICEF cũng như những tổ chức quốc tế khác triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới. Điều đặc biệt là, ở đâu, mô hình cũng đạt hiệu quả cao, nhất là trong cải thiện bữa ăn gia đình, giảm suy dinh dưỡng và giảm nghèo, đồng vốn không mất đi.

Đàn gia cầm vừa góp phần cải thiện  chất lượng bữa ăn, vừa nâng cao thu nhập.

Trải qua thời gian, hiện, mô hình VAC đã nâng tầm về quy mô, không chỉ là vài luống rau, vài loại cây ăn quả, vài mái gà đẻ, ao cá cạnh nhà mà VAC giờ là những gia trại, trang trại, vườn đồng, vườn rừng có quy mô lớn, VAC không chỉ ở vùng đồng bằng mà vùng nào cũng có, càng vùng khó hiệu quả càng cao, VAC giờ được đầu tư bài bản, áp dụng tiến bộ kỹ thuật cao, đem lại giá trị hàng hóa lớn, thu nhập cao cho nhà nông, nhà vườn và địa phương. VAC đã trở thành một phương thức sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường.

Nhắc lại VAC DINH DƯỠNG, một trong những chương trình hợp tác có hiệu quả giữa UNICEF – một cơ quan của Liên Hợp quốc với Việt Nam để thấy nguồn lực hỗ trợ của Liên Hợp quốc được Việt Nam tận dụng có hiệu quả cao. Đồng thời cũng cho thấy, Việt Nam luôn là thành viên có trách nhiệm của Liên Hợp quốc trong việc phát huy nguồn lực, đóng góp bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển. Thành tựu của Việt Nam trong hành trình về đích thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ những năm qua minh chứng rõ điều đó.

Thanh Hiền

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top