Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 6 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 24 tháng 9 năm 2017 | 10:20

Con Cuông: Giúp người Đan Lai tập làm VAC để định cư

Được biết, Tộc người Đan Lai chỉ có duy nhất ở huyện miền núi Con Cuông (Nghệ An) với khoảng 3.000 người, nhiều nhất là xã Thạch Ngàn, khoảng 200 người, hiện đang sống trong khu tái định cư.

Hỗ trợ giống keo lai để bà con trồng rừng, phủ xanh đồi trọc.   

Đồng bào Đan Lai thường sống rải rác gần vùng biên giới Việt - Lào đầu thượng nguồn Khe Khặng, Khe Nóng, tại vùng lõi rừng nguyên sinh Quốc gia Pù Mát. Do quen sống ở nơi thâm sơn cùng cốc, không có điện thắp sáng, không đường đi lối lại, đời sống gần như tách biệt với bên ngoài, vì vậy, vẫn còn tồn tại rất nhiều hủ tục lạc hậu.

Từ thực tế trên, năm 2007, Nghệ An đã di dời 42 hộ dân với 194 khẩu từ vùng Khe Khặng về tái định cư tại bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn. Đồng thời hỗ trợ nhà ở, giao đất sản xuất, đất trồng cây lâu năm và cấp cho mỗi hộ 3 triệu đồng để tậu trâu, bò. Ngoài ra còn hỗ trợ gạo, tiền chi tiêu để từng bước ổn định cuộc sống ngay từ những ngày đầu về bản. Cùng với nỗ lực của địa phương, nhà nước đã xây dựng các công trình nước sạch, kênh mương dẫn nước tưới tiêu nội đồng; xây dựng các điểm trường mầm non, tiểu học. Nhất là đã nhanh chóng có điện thắp sáng, đường đi lối lại thuận tiện cho bà con.

Song, niềm vui chưa được bao lâu, năm 2012, các hộ lần lượt quay  về nơi ở cũ vì họ quen sinh sống phụ thuộc vào rừng núi như: Đào củ mài, tìm bẻ măng, kiếm mật ong, xuống suối bắt cá phục vụ cho bữa ăn hàng ngày.

Trước tình hình đó, Phó Bí thư Chi bộ bản Thạch Sơn, ông La Giang Sơn, đã cùng chính quyền xã Thạch Ngàn trực tiếp vào rừng, vận động bà con quay về nơi ở mới để ổn định cuộc sống. Đồng thời, phân công cán bộ chuyên môn vào vùng tái định cư cầm tay chỉ việc, hướng dẫn bà con tập làm VAC: từ khâu chuồng trại chăn nuôi, đến cách chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Vận động bà con không chăn thả rông trâu bò, đàn vật nuôi; hướng dẫn cụ thể về cách gieo mạ, cày bừa và trồng rau, hoa màu. Đặc biệt, cán bộ khuyến nông đã chỉ bảo tận tình cho bà con trồng các loại rau xanh gần vườn nhà, để dễ bề chăm sóc và đến bữa không phải vào rừng hái rau như trước đây.   

Mặt khác, để bà con sớm ổn định cuộc sống, nhà nước đã tiếp tục hỗ trợ gạo, giống cây trồng, lúa, lợn. Đáng ghi nhận là Công ty Cienco 4 cấp phát miễn phí cho 25 hộ chăn nuôi 25 con bò sinh sản, (sau lứa sinh sản đầu tiên sẽ trao cho hộ khác nuôi). Ngoài ra, còn thu hồi 100 ha rừng để giao lại cho 42 hộ quản lý.

Đến nay, sau 5 năm kiên trì giúp đỡ của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương; sự nỗ lực, đoàn kết của người Đan Lai và niềm tin tưởng vào chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng bào  Đan Lai ở Thạch Sơn đã có cuộc sống ổn định và ngày càng no ấm. Từ chỗ chỉ có 42hộ về định cư nay đã nâng lên 52hộ, nhiều hộ đã xây thêm chuồng để phát triển đàn lợn, chăn nuôi bò. Bà con  biết trồng rừng hàng hóa, không còn cảnh phải vào khe, suối tìm kiếm bữa ăn hàng ngày như trước đây.

Hiện, toàn bản người Đan Lai có 52 hộ tái định cư, 259 nhân khẩu; 48con trâu, 50con bò, 50 con lợn, bà con đã quen dần với công việc làm  VAC trên vườn nhà, vườn đồi. Ngoài ra, còn có 40 ha đất đồi rừng được phủ xanh bằng cây keo mùa thứ hai. Các vụ gieo trồng trong năm đã duy trì thường xuyên 4ha lúa và 2ha hoa màu.

Dương An Như

 

 

 

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Trước tình hình nắng nóng kéo dài, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) tỉnh Bình Định đã chủ động hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ và chăm sóc tốt đàn gia súc, gia cầm.

  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Để khơi dậy và lan toả phong trào khởi nghiệp của thanh niên nói chung và thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá nói riêng, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp.

  • Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Anh Phạm Minh Biên (36 tuổi, ngụ xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) sưu tầm nhiều giống gà, vịt “độc, lạ” như gà sư tử Ba Lan, gà Serama, vịt gọi… mang về nhân giống bán, cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng.

Top