Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 22 tháng 9 năm 2017 | 1:58

N25, giống lúa ngắn ngày giúp luân canh tăng vụ ở Hải Dương

Tại nhiều vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hải Dương, diện tích luân canh lúa - màu vẫn chiếm ưu thế. Đối với các cây rau màu phát triển ở vụ đông sớm đòi hỏi nông dân phải giải quyết nhanh quỹ đất, đồng nghĩa với việc cần chọn những giống lúa ngắn ngày để gieo cấy ở vụ mùa.

Các nông dân tham quan mô hình.

Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế trên, Viện Cây lượng thực và Cây thực phẩm phối hợp với Sở Khoa học công nghệ Hải Dương thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất giống lúa mới N25 ngắn ngày phục vụ luân canh tăng vụ”, thực hiện trong 2 năm (2017-2018).

Giống lúa thuần ngắn ngày N25 có thời gian sinh trưởng 120-125 ngày (vụ xuân), 90-95 ngày (vụ mùa). Chiều cao cây 105 - 110cm, bông dài, hạt to trung bình, xếp sít, nhiều hạt/bông, khả năng đẻ nhánh trung bình, bộ lá màu xanh nhạt, tán lá gọn, cơm ngon, mềm, vị đậm, không nát khi chan, để nguội không cứng, kháng sâu bệnh khá và chịu thâm canh (70-75 tạ/ha nếu thâm canh tốt).

Tại vùng sản xuất của xã Quốc Tuấn (huyện Nam Sách), một trong 5 điểm mà đề tài triển khai, thấy, giống lúa N25 được quy vùng 10ha gieo cấy bằng phương thức mạ dược và mạ sân trong khung thời vụ của huyện hướng dẫn. Giai đoạn đầu vụ, gặp điều kiện thuận lợi, lúa sinh trưởng và phát triển nhanh; bước vào giai đoạn làm đòng và trổ thoát sớm nên né được nhiều loài sâu hại như cuốn lá, đục thân và rầy. Do có bộ lá xanh vàng nên bệnh đạo ôn và khô vằn cũng giảm đáng kể (tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn giống lúa đối chứng Khang dân 18). Đặc biệt, do lúa trỗ chín sớm nên khi gặp mưa cuối vụ,  lúa N25 không bị vi khuẩn bạc lá gây hại như giống Bắc thơm 7. T­iềm năng năng suất của giống lúa N25 cao hơn so với Khang dân 18 từ 2-5 tạ/ha.

Ông Nguyễn Minh Quý, một trong các hộ tham gia mô hình cả hai vụ, cho biết, khi gieo cấy giống N25 thấy từ lúc cấy đến khi thu hoạch lúa kháng sâu bệnh tốt, năng suất bình quân 268 kg/sào (tương đương 7,236 tấn/ha); cơm thơm, mềm, không nhã, không nhạt. Ông Quý mong muốn các cơ quan nông nghiệp của huyện và tỉnh tiếp tục cung cấp, hỗ trợ giống cho nông dân ở các địa phương để phát triển N25.

Là người trực tiếp chỉ đạo mô hình tại cơ sở cùng với các cán bộ ngành, ông Đoàn Bá Lệ, Phó chủ tịch UBND xã Quốc Tuấn, cho biết: Bên cạnh những ưu điểm nổi trội kể trên, giống lúa N25 còn có một số hạn chế mà cán bộ chỉ đạo sản xuất và nông dân cần thấy để khắc phục khi gieo cấy. Đó là: Do có thời gian sinh trưởng ngắn nên lúa làm đòng và trổ bông sớm hơn nhiều các giống chủ lực khác, vì vậy, muốn phát triển trên đồng ruộng có hiệu quả, địa phương cần phải quy hoạch vùng sản xuất quy mô 5ha trở lên để giảm thiểu dịch hại, nhất là chuột cắn phá. N25 cho bông to, nặng hạt, nếu gặp mưa to, gió lớn cuối vụ dễ bị đổ ngã, do đó, cần gieo cấy trên các chân vàn và vàn cao, đồng thời khi thâm canh cần bón tăng kali, nhất là thời kỳ làm hạt.

Hy vọng sau khi công nhận, N25 chính thức được nhân rộng nhanh ra nhiều địa phương khác và sớm được đưa vào cơ cấu giống lúa ở từng mùa vụ. 

Trần Thị Liên

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top