Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 22 tháng 9 năm 2017 | 2:1

Nguy cơ sâu bệnh từ những ruộng lúa chét

Những năm gần đây, ở một số địa phương trong tỉnh Nghệ An, có tình trạng sản xuất lúa “chét” hay còn gọi là lúa “tái sinh”. Tuy nhiên, theo  khuyến cáo của ngành nông nghiệp, đây là những “ổ bệnh” rất nguy hiểm trong sản xuất lúa hè thu.

Giữ lúa chét là thói quen nên bỏ để tránh lây lan sâu bệnh hại.

Lúa chét làm thoái hóa đất, ủ sâu bệnh

Trên địa bàn huyện Nam Đàn, ở khu vực vùng 5 Nam không khó để gặp từng vạt ruộng lá và bông lúa lơ thơ, bông xanh bông chín nằm lác đác. Người dân ở đây cho biết, đó là những diện tích lúa chét nhưng gần như không cho thu hoạch nên bà con không buồn gặt, còn những ruộng cho năng suất từ vài ba chục kg/sào (1 sào Trung Bộ = 500m2) thì đã được thu hoạch từ cách đây gần một tháng.

Khoảng 5 năm nay, ở một số xã vùng sâu trũng của huyện Nam Đàn, nhiều hộ nông dân không còn mặn mà với sản xuất hè thu do hay bị mất mùa vì mưa lụt, ngập úng, thậm chí có những vụ một số xã bỏ trắng không gieo cấy. Cũng từ đó, có tình trạng để lúa chét phát triển, nhất là ở các xã vùng 5 Nam như Nam Trung, Nam Phúc, Nam Cường, Nam Kim, vùng Bàu Nón Nam Anh, Xuân Hoà, Nam Thanh và Vân Diên. Tuy để lúa chét có một số lợi ích như không mất công gieo cấy, chăm bón nhưng hậu quả thì khôn lường.

Thời gian sinh trưởng của giống lúa chét khá ngắn, từ 50 - 55 ngày, không phải chạy đua trong khâu làm đất và tránh được mưa lụt.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Tiến Đức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nghệ An, khẳng định: Lúa chét hay còn gọi là lúa tái sinh dễ làm thoái hóa đất, lợi ích trước mắt thấp, năng suất chỉ bằng 1/4 đến 1/3 so với lúa bình thường, thậm chí nhiều diện tích không cho thu hoạch, mà hậu quả thì nguy hiểm, lâu dài. Do thời gian để cây lúa trên ruộng quá lâu, qua hai vụ sản xuất mà không có thời gian làm đất và xử lý môi trường đất nên đây là môi trường cho sâu bệnh hại lưu tồn, phát triển, là “cầu nối” cho mầm bệnh lưu trú và gây hại tới vụ mùa sau, nhất là chuột bọ và rầy nâu có nhiều cơ hội truyền virus gây bệnh nguy hiểm.

Không những thế, nếu để lúa chét thì khi thu hoạch vụ xuân phải gặt tay chứ không gặt máy được vì nếu gốc rạ bị gãy đổ sẽ làm lúa chét tái sinh và phát triển kém, đặc biệt ở những vùng này khó đưa được các giống tiến bộ vào sản xuất vì thường những giống có chất lượng gạo tốt thì khả năng tái sinh kém.

 “Trong khuyến cáo của ngành, với vùng sâu trũng, phải sử dụng các giống cực ngắn ngày và có khả năng chịu ngập úng cao, gieo cấy sớm để thu hoạch trước 30/8. Những diện tích không thể sản xuất thì tiến hành cày ải sau thu hoạch vụ xuân để tăng độ phì nhiêu cho đất cũng như triệt tiêu mầm bệnh trên đồng ruộng, không được để lúa chét gây nhiều tác hại”, ông Đức nói.

Khôi phục diện tích lúa hè thu

Ông Phan Văn Phượng, cán bộ xã Nam Trung, cho biết: Lúa chét bắt đầu xuất hiện nhiều ở Nam Trung từ năm 2012, thậm chí vụ hè thu 2015, toàn xã chỉ gieo cấy được 7ha lúa trong tổng diện tích 185ha đất lúa, còn lại là lúa chét.

“Xác định phải bỏ hẳn thói quen để lúa chét, chúng tôi không tạo điều kiện cho nông dân trong cấp nước, chăm sóc, vì vậy năng suất lúa chét giảm từ 100- 120kg/sào xuống còn rất thấp, nhiều diện tích không cho thu hoạch. Đặc biệt, vụ hè thu năm nay, Nam Trung còn được lựa chọn để đưa  giống lúa ngắn ngày vào gieo cấy, được hỗ trợ giống, phân bón, quy trình kỹ thuật nên diện tích lúa hè thu tăng lên nhanh chóng. Vụ hè thu năm 2016, toàn xã gieo cấy được 115ha  bằng giống Khang dân cải tiến, có thời gian sinh trưởng 3 tháng, năng suất đạt 43 tạ/ha; năm nay tăng lên 145ha, dự kiến năng suất đạt trên 50 tạ/ha.

Phó trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nam Đàn, ông Hồ Đình Thắng, cho biết: Toàn huyện có gần 1.000ha đất vùng sâu trũng. Từ năm 2011, sản xuất lúa hè thu giảm ở nhiều địa phương, thậm chí một số xã như Nam Cường, Nam Kim bỏ trắng không gieo cấy, diện tích lúa chét tăng mạnh, kể cả ở những diện tích đất cao gieo cấy được lúa hè thu. Trước tình hình đó, Nam Đàn đã tập trung tổ chức các cuộc hội thảo để tuyên truyền, vận động và tìm giải pháp cũng như cơ chế hỗ trợ phù hợp để khôi phục sản xuất hè thu, đặc biệt đưa ra con số so sánh về lợi ích giữa việc để lúa chét và lúa gieo cấy.

Theo tính toán thực tế, sau khi trừ chi phí, 1ha lúa chét chỉ cho thu 6,5 triệu đồng, trong khi nếu sử dụng giống ngắn ngày, con số đó là trên 15 triệu đồng. Bằng những giải pháp tổng hợp, nhất là việc đưa các giống lúa ngắn ngày vào gieo cấy như Khang dân cải tiến, P6 đột biến, VS181, đến nay, diện tích lúa chét đã giảm, toàn huyện đã đưa vào gieo cấy trên 500ha lúa ngắn ngày ở các vùng sâu trũng.

Vụ hè thu năm nay, Nam Đàn xây dựng 2 mô hình gieo cấy hè thu bằng giống lúa ngắn ngày tại hai xã Nam Trung và Nam Anh, từ đó nâng cao công tác tuyên truyền, vận động để giảm diện tích lúa chét ở những vùng còn lại.

 Hy vọng, với những giải pháp thiết thực và chính sách hỗ trợ kịp thời, diện tích lúa chét ở Nam Đàn sẽ giảm, diện tích sản xuất lúa hè thu sẽ được khôi phục.

                                       Sỹ Thăng

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top