Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 22 tháng 9 năm 2017 | 2:4

Hà Nội: Định hướng người chăn nuôi lựa chọn thức ăn sinh học

Xác định thức ăn chăn nuôi (TĂCN) là khâu đầu tiên trong việc quyết định chất lượng thực phẩm ngon, sạch, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong việc định hướng người chăn nuôi sử dụng thức ăn an toàn sinh học (ATSH), để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Thủ đô.

Ông Nguyễn Văn Hưng bên đàn lợn của gia đình.

Lợi ích từ thức ăn ATSH

Ông Nguyễn Đình Tường (Quốc Oai) cho biết, ông theo đuổi nghề nuôi lợn trên 20 năm nay và có thể chia thành nhiều dấu mốc như: Từ năm 2010 về trước, chăn nuôi ổn định, thu nhập cao; từ 2010 - 2014, giá cả bấp bênh, hiệu quả thấp. Năm 2014, nhờ sinh hoạt trong Hội chăn nuôi xã, ông được Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội mời tham gia mô hình điểm, liên kết chuỗi sản xuất, sử dụng thức ăn ATSH. Năm 2015, kết thúc dự án, ông còn được Trung tâm tư vấn kỹ thuật, giới thiệu thị trường; năm 2016, đi vào hoạt động ổn định, bắt đầu có lãi cao. Đầu năm 2017, giá thịt lợn giảm sâu chưa từng thấy trong vòng 30 năm qua nhưng thịt lợn ATSH của ông vẫn ổn định với mức giá như hiện nay.

Chăn nuôi có lãi, ông Tường thành lập hợp tác xã (HTX) kiểu mới, không những làm giàu cho mình mà còn đem lại thu nhập cao, ổn định cho hàng chục thành viên và người lao động.

Nếu như khi mới thành lập, HTX chỉ có 7 thành viên thì nay số lượng tăng gấp đôi. Hiện, các thành viên trong HTX đang mở rộng sản xuất và tăng đàn, vì đầu ra thông thoáng do người tiêu dùng ngày càng lựa chọn thịt lợn ATSH. Dự kiến, năm 2017, HTX cung cấp khoảng 2.000 con lợn  ra thị trường; năm 2018 sẽ tăng lên 4.000 con.

Ông Tường cho biết, sử dụng thức ăn ATSH, chất thải không có mùi hôi, giảm ô nhiễm môi trường. Mặc dù, giá thức ăn ATSH đắt hơn thức ăn công nghiệp 5 - 7% nhưng  giá thịt lợn xuất ra lại cao hơn 30 - 35%. Dự kiến trong dịp Tết Nguyên đán tới, HTX của ông Tường  tung ra thị trường một số sản phẩm từ thịt lợn, gà sinh học để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng Thủ đô và một số địa phương lân cận.     

Ông Nguyễn Văn Hưng (Thường Tín) cho biết, từ 2004 – 2013, ông nuôi lợn bằng thức ăn công nghiệp bình thường. Năm 2014, do Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội có chi nhánh số 6 ở gần nhà nên ông Hưng đến tìm hiểu, mua thức ăn ATSH về dùng thử cho đàn gia súc. Lúc này, đàn lợn nhà ông có 500 con, ông Hưng tách ra 20 con nuôi bằng thức ăn ATSH. Sau 4 tháng đạt trọng lượng 80kg/con, ông làm thịt 1 con, gọi bạn bè đến chia sẻ, ai cũng khen ngon. Sau khi nuôi thành công, nhận thấy xu hướng thị trường ngày càng quan tâm đến thực phẩm sinh học, ông liên lạc với ông Nguyễn Hiền, nhà cung cấp thức ăn ATSH. Ông Hiền đã đến trang trại của ông và  tư vấn kỹ hơn về thức ăn, cách chăm sóc lợn khoa học. Điều đáng nói là, số bạn bè sau khi dùng thịt lợn ATSH của ông Hưng thì đặt hàng luôn. Khách hàng cứ thế tăng lên, mỗi ngày ông Hưng phải giết mổ 1-2 con. Sau đó, ông Hưng đã chuyển toàn bộ đàn lợn 500 con sang nuôi bằng thức ăn ATSH.  

Ngoài ra, Hà Nội  còn có trang trại chăn nuôi lợn Bảo Châu theo hướng hữu cơ ở Sóc Sơn, nuôi trên 100 lợn nái, 600 -700 lợn thịt. Tuy nhiên, chăn nuôi bằng phương pháp này phải có vùng nguyên liệu để trồng ngô, đỗ tương... theo quy trình hữu cơ để làm thức ăn sạch.

Định hướng người chăn nuôi

Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, ông Tạ Văn Tường, cho biết: “Từ năm 2013, Trung tâm đã tư vấn cho người chăn nuôi và xây dựng một số mô hình sử dụng thức ăn đủ vi sinh cho gia súc, gia cầm. Hiện, trên thị trường đang có 2 dạng chính: thức ăn ủ lên men và phối trộn sẵn, có thể hộ chăn nuôi tự phối trộn để giảm giá thành sản phẩm; hoặc các doanh nghiệp phối trộn thành cám hỗn hợp. Chúng tôi đã khảo sát và tư vấn cho người chăn nuôi sử dụng cả 2 dạng này, mặt khác, đang xây dựng mô hình chăn nuôi ứng dụng men vi sinh.

Trên thị trường Hà Nội hiện có một số công ty sản xuất thức ăn sinh học có uy tín như: Công ty Hà Linh, Công ty Nam Thành (Thường Tín). Lưu ý bà con không sử dụng thuốc kháng sinh, khi gia súc, gia cầm bị bệnh phải cách ly và cho uống nước thảo dược”.            

Ngoài ra, ông Tường còn cho biết, mặc dù thị trường đã khẳng định xu thế sử dụng thức ăn chăn nuôi sinh học, song Hà Nội vẫn duy trì, kiểm soát tốt nguồn thức ăn công nghiệp để đáp ứng nhu cầu các trang trại lợn hàng nghìn con. Hiện, toàn thành phố có 106 cơ sở sản xuất, kinh doanh TĂCN, 409 cơ sở kinh doanh TĂCN, 735 cơ sở thuốc thú y được cấp phép. Đã ký cam kết không kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi với 108.039/122.926 hộ chăn nuôi, đạt 88%; 735/735 cơ sở kinh doanh thuốc thú y, đạt 100%; 1.396/1.409 cửa hàng TĂCN, đạt 99%...

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Trung tâm đã tổ chức kiểm tra, đánh giá phân loại được 26 lượt cơ sở sản xuất kinh doanh giống và TĂCN, lấy 24 mẫu TĂCN gửi xét nghiệm chất lượng và các chỉ tiêu an toàn. Kết quả, 10 cơ sở xếp loại A, 11 cơ sở loại B, 4 cơ sở không đánh giá phân loại do đang dừng sản xuất để chuyển địa điểm.

Từ năm 2016 đến nay, Hà Nội đã phát hiện và tiêu huỷ 2.335kg thức ăn bổ sung hết hạn sử dụng. Xử lý hành chính 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi có hàm lượng chất chính thấp hơn so với công bố, tổng số tiền xử phạt 49.680.000 đồng. Qua kiểm tra thấy, một số cơ sở sản xuất TĂCN nhỏ lẻ chưa chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, lưu trữ thức ăn bổ sung hết hạn sử dụng trong kho, không lưu mẫu đầy đủ, kho xưởng vệ sinh chưa đảm bảo. Các công ty tư nhân chưa quan tâm đến việc định kỳ khám sức khoẻ cho công nhân, người tham gia sản xuất TĂCN. Việc phối trộn TĂCN, thức ăn bổ sung chưa đảm bảo đầy đủ thành phần nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm.     

Từ nay đến cuối năm 2017, Trung tâm sẽ tập trung kiểm tra, rà soát việc sử dụng kháng sinh trong TĂCN theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tiếp tục ký cam kết với cơ sở sản xuất TĂCN; yêu cầu các cơ sở cam kết không sử dụng chất cấm, không kinh doanh, sử dụng kháng sinh cấm sử dụng kinh doanh trong TĂCN.

Dương An Như   

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top