Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 6 tháng 10 năm 2017 | 1:35

Phát triển rừng gỗ lớn khu vực miền núi phía Bắc: Một giải pháp của lâm nghiệp bền vững

Phát triển rừng gỗ lớn là xu hướng tất yếu của kinh doanh rừng trồng sản xuất hiện nay bởi không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho các hộ gia đình do giảm chi phí trồng mới, giảm công lao động, mà còn giúp giảm xói mòn, rửa trôi đất do kéo dài chu kỳ kinh doanh, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trao đổi kinh nghiệm phát triển rừng bền vững.

Ngày 16/6/2017, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 886/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, trong đó mục tiêu của chương trình là trồng 200.000ha rừng gỗ lớn, chuyển hóa 90.000ha rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn.

Theo Vụ Phát triển rừng (Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và PTNT), tính đến hết năm 2016, cả nước đã trồng thâm canh được hơn 140.000ha rừng cung cấp gỗ lớn, chuyển hóa được hơn 26.000ha rừng. Các mô hình trồng rừng thâm canh và chuyển hóa rừng trồng cung cấp gỗ lớn không chỉ tăng năng suất mà còn mang lại giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với trồng rừng kinh doanh gỗ nhỏ như mô hình rừng trồng keo tai tượng tại các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Yên Bái...

Tuy nhiên, việc phát triển trồng rừng gỗ lớn đang gặp nhiều khó khăn, như quy hoạch quỹ đất để trồng rừng sản xuất còn hạn chế, manh mún, diện tích rừng của một hộ thấp, chủ yếu từ 1-2 ha/hộ, số hộ có diện tích rừng trên 5ha rất ít, những hộ này thường trồng dày với mật độ cao nhằm khai thác nhanh (sau 5-6 năm trồng) để bán làm gỗ nguyên liệu, sơ chế ván dăm. Đa số người trồng rừng có thu nhập thấp, không đủ điều kiện tài chính để theo chu kỳ khai thác dài trong khi nhu cầu thu mua gỗ nhỏ lại rất lớn nên dễ bán. Khi kéo dài thời gian trồng rừng để thành gỗ lớn, các hộ trồng rừng thường gặp rủi ro vì bão lũ và tâm lý bất an về giá bán. Đối với các vùng có tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng rất khó trồng rừng gỗ lớn do các năm sau cây chậm lớn, năng suất không đảm bảo vì vậy trồng rừng gỗ lớn chỉ phù hợp với vùng đất tốt, tầng canh tác dày. Nguồn giống cung cấp cho trồng rừng gỗ lớn nhiều khi thiếu và không đảm bảo chất lượng trong khi người sản xuất ít tiếp cận được các giống mới. Ngoài ra, hạ tầng lâm nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, cơ chế chính sách phục vụ phát triển rừng gỗ lớn còn nhiều bất cập...

Nhằm đưa ra các giải pháp phát triển rừng gỗ lớn khu vực miền núi phía Bắc, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề: “Giải pháp phát triển rừng gỗ lớn khu vực miền núi phía Bắc”. 

Tại Diễn đàn, nhiều ý kiến, giải pháp đã được đề xuất nhằm chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn và phát triển rừng gỗ lớn hiệu quả, bền vững, như:

Các địa phương cần xây dựng quy hoạch vùng trồng rừng gỗ lớn phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp chung của vùng và của cả nước, tránh việc chuyển hóa rừng trên những vùng đất nghèo kiệt.

Về cơ chế chính sách: Thúc đẩy việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân làm chủ rừng; Xây dựng và thực thi các chính sách về vốn, tín dụng.

Xây dựng và phổ biến các quy trình kỹ thuật về trồng rừng gỗ lớn và quy trình chuyển hóa thâm canh rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế hiện tượng rỗng ruột trên cây keo khi chuyển hóa rừng gỗ lớn. Lựa chọn và tiếp tục tuyển chọn giống cây phù hợp cho phát triển rừng gỗ lớn, quản lý giống chặt chẽ khi cung ứng cho sản xuất.

Tăng cường thông tin tuyên truyền để người sản xuất vững tin vào thị trường rừng gỗ lớn, cung cấp thông tin về các tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất.

Kết luận Diễn đàn, TS.Trần Văn Khởi, quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đề nghị lãnh đạo trung tâm khuyến nông các tỉnh trong vùng tăng cường công tác tư vấn cho người làm nghề rừng cả về chính sách cũng như các biện pháp kỹ thuật chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn. Đồng thời đề xuất với các địa phương, tăng cường nguồn lực cho hoạt động khuyến nông về lâm nghiệp nói riêng và nông nghiệp nói chung. Đặc biệt, mở các lớp tập huấn kỹ thuật, tuyên truyền mô hình hiệu quả để người làm rừng có thông tin và kỹ năng đầy đủ để phát triển rừng gỗ lớn.             

P.V

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, tỉnh đã đưa cơ giới hóa vào tưới tiêu cho lúa với gần 1.580 trạm bơm điện, trạm bơm dầu và 8.481 hệ thống bơm tưới nhằm đáp ứng tốt nhất cho vụ hè thu trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là nắng nóng kéo dài như hiện nay.

Top