KTNT - Trung tâm Khuyến nông Hải Dương vừa tổ chức hội thảo đánh giá mô hình chăn nuôi vịt thịt tại xã Phượng Hoàng, huyện Thanh Hà. Đây là mô hình sinh kế cho các hộ nghèo và cận nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2017 trên địa bàn tỉnh.
Cán bộ khuyến nông kiểm tra mô hình.
Mô hình có 15 hộ nghèo và cận nghèo của xã Phượng Hoàng tham gia với quy mô 2.000 con vịt thương phẩm CV Super M2 được mua từ Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên (Viện Chăn nuôi). Tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ 100% con giống, 50% vật tư thiết yếu (4,25kg thức ăn hỗn hợp và 3 liều vắc-xin cho 1 con vịt), được tập huấn và hướng dẫn, hỗ trợ tiến bộ kỹ thuật.
Qua tham quan thực tế và kết quả tại hội thảo thấy, sau 7 tuần nuôi, vịt có tỷ lệ sống đạt 94,05%. Vịt sinh trưởng và phát triển tốt, đồng đều, khỏe mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như dịch tả, viêm gan, tụ huyết trùng,... Trọng lượng trung bình đạt 2,97 kg/con (kết thúc 8 tuần tuổi đạt 3kg/con), hệ số tiêu tốn thức ăn là 2,75 kg thức ăn/kg tăng trọng.
Theo ông Nguyễn Danh Phố ở thôn Ngoại Đàm, gia đình ông từng nhiều năm nuôi vịt nhưng con giống thường mua ở chợ hoặc thương lái cung cấp, thiếu hiểu biết kỹ thuật nên vịt chết nhiều, còi cọc, chậm lớn, hiệu quả không cao, thậm chí lỗ nên ông bỏ không nuôi. Năm nay, thấy xã thông báo có chương trình hỗ trợ giành cho các hộ nghèo và cận nghèo, lại có cán bộ hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật nên gia đình ông mạnh dạn đăng ký nhận nuôi 200 con vịt. Nhờ thực hiện đúng hướng dẫn từ khâu nuôi úm, vệ sinh, phòng bệnh và tiêm phòng vắc xin, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý nên đàn vịt nhà ông khỏe mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt. Trong quá trình nuôi bị chết 5 con, ngày 03/9/2017, qua cân kiểm tra trọng lượng trung bình đạt 3,1kg/con, con to đạt 3,8 kg/con. Thương lái đã đặt cọc tiền mua cả đàn với giá 50.000 đồng/kg. Với giá này, gia đình ông thu lãi khoảng 14 - 15 triệu đồng/200 con vịt sau 2 tháng nuôi.
Mô hình đã giúp hộ tham gia nắm vững kỹ thuật nuôi vịt thịt, đồng thời giới thiệu một giống vịt phù hợp với điều kiện chăn nuôi của địa phương để các hộ duy trì, nhân rộng và phát triển. Từ đó, góp phần cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo.
Trần Cảnh
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.