Sáu tỉnh phía Bắc (Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang, Bắc Giang, Bắc Ninh và Lào Cai) có đặc điểm chung là diện tích rộng, địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt, phân bố không đều… Sản phẩm do người làm vườn và trang trại sản xuất ra cách xa nơi tiêu thụ. Các tỉnh miền núi giao thông đi lại khó khăn, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hội Làm vườn các tỉnh đã xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết, củng cố tổ chức Hội, phát triển hội viên; xây dựng kế hoạch tập huấn, dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa cây, con giống mới và nhân rộng mô hình đến các hội viên. Trong năm 2017, Hội Làm vườn các tỉnh đã tổ chức và phối hợp tổ chức 1.620 buổi tập huấn với trên 80.000 lượt người tham gia; 10 lớp dạy nghề cho các hội viên; thường xuyên tổ chức cho hội viên học tập kinh nghiệm các mô hình mẫu, vùng sản xuất hàng hóa lớn như: Vùng chè Thái Nguyên; vùng vải, bưởi, nhãn ở Bắc Giang; vùng mận, chuối ở Lào Cai; vùng cam ở Hà Giang…
Tại hội nghị, đại diện Hội Làm vườn các tỉnh đã tham gia thảo luận, chia sẻ về những khó khăn, thuận lợi, bài học kinh nghiệm trong duy trì hoạt động của tổ chức Hội tại địa phương. Các đại biểu cũng giới thiệu về một số mô hình, cách làm hay để các hội viên cùng học hỏi và nhân rộng.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Hữu Thể, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đánh giá cao vai trò của Hội Làm vườn và Câu lạc bộ trang trại trong việc mang lại những cách làm hay, mô hình tiêu biểu, giúp người dân nông thôn có việc làm, nâng cao thu nhập; nhiều mô hình của hội viên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
Phó chủ tịch UBND tỉnh hy vọng, thời gian tới, Hội Làm vườn và Trang trại Lào Cai nói riêng và các tỉnh trong khu vực nói chung sẽ tiếp tục phát huy vai trò tổ chức hội, nâng cao chất lượng hoạt động, đặc biệt là xây dựng các mô hình sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, liên kết sản xuất hàng hóa.
Thúy Phượng
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.