Cũng biết giá bán buôn và bán lẻ sẽ chênh nhau nhưng khi được biết giá vải đầu mùa cao gấp tới 7 - 8 lần tại Hà Nội, nhiều người tiêu dùng không khỏi giật mình.
Tại Hà Nội, một số chợ, đường phố lớn đã xuất hiện quả vải đầu mùa, do số lượng bày bán loại quả này còn ít nên người bán mặc sức hét giá, có nơi lên tới gần 100.000 đồng/kg.
Sáng sớm nhưng vải cũng chẳng còn nhiều để bán
Theo chị Đặng Thu Hằng, tiểu thương kinh doanh hoa quả tại chợ Định Công (Hà Nội): “Hiện vải thiều chưa vào mùa, vải có trên thị trường hiện nay là vải sớm hay còn gọi là vải U. Vải này cũng đã có vài hôm nhưng hôm nay là rằm nên các thương lái mới bán ra nhiều.”
“Cùng 1 loại vải U nhưng cũng có nhiều mức giá, tại chợ đầu mối, loại rẻ nhất nhập là 40.000 – 45.000 đồng/kg nhưng bị sâu nhiều, bán thế mất khách nên mình không nhập. Ngoài ra, còn 2 loại có giá nhập 60.000 đồng/kg và loại 80.000 đồng/kg, ngọt và ít sâu hơn”, chị Hằng cho biết thêm.
Vừa đon đả mời khách, chị Hằng vừa phấn khởi khoe: “Vải chín sớm nên chua, nhưng nhập 10 chùm, mỗi chùm 1,5 kg, mà chỉ bán 1 loáng là hết hàng. Mình chỉ nhập loại 60.000 đồng/kg nên bán giá cứ đều đều 65.000 – 70.000 đồng/kg. Khách có kêu đắt nhưng giá nhập đã cao rồi, cũng chẳng bán thấp được. Vì vải U này cũng không có nhiều mà năm nay vải thiều muộn lại mất mùa nên cũng chẳng có nhiều mà bán.”
Gánh hàng rong trên đường sáng sớm cũng chỉ có vài chùm để bán
Khảo sát của phóng viên ở một số chợ như: Ngọc Hà (Ba Đình), Nghĩa Tân (Cầu Giấy), Định Công, Khương Đình,... mức giá cũng tương tự nhau, dao động từ 50.000 – 100.000 đồng/kg.
Vải nhiều quả còn nhỏ, xanh và xấu mã nhưng vẫn được thu hoạch để bán
Chị Nguyễn Thị Kim Ngân, nhân viên văn phòng ở khu Trung Hòa Nhân Chính, chia sẻ: "Sáng nay đi chợ thấy nhiều hàng bán vải, ghé vào hỏi mà giật mình, một chùm nhỏ cỡ 1,5 kg mà giá lên tận 135.000 đồng. Tính ra mỗi cân vải khoảng 90.000 đồng.”
“Trong khi đó, ở Hải Dương, vải u ngày rằm mà giá chỉ 40.000 đồng/kg, chưa bằng một nửa tại Hà Nội. Chỗ nào đắt thì cùng lắm là 50.000 đồng/kg", chị Ngân nói.
Theo lời chị Nguyễn Hồng Anh, một người trồng vải tại Lục Ngạn, Bắc Giang cho hay: “Vải thiều sớm phải 15 ngày nữa mới có thể thu hoạch, thời điểm này chỉ có vải U nhưng sản lượng cũng không nhiều. Bởi trên Lục Ngạn, mỗi xóm chỉ có khoảng chục nhà trồng vải U, mỗi nhà cũng chỉ có vài cây. Mà sản lượng cây vải U này nhiều nhất cũng chỉ cho thu hoạch khoảng 3 – 4 tạ, nên cũng không có nhiều”.
“Mấy năm gần đây, vải U còn được giá nhưng so với vải thiều thì sản lượng không đáng là bao nên ít người trồng. Mỗi lần vào mùa thu hoạch, thương lái thường gom 10 tấn. Nhưng tại vườn cao nhất cũng chỉ được 20.000 đồng/kg, còn lại trung bình chỉ khoảng 12.000 đồng/kg, chứ không được giá, gấp 7- 8 lần như ngoài Hà Nội.”, chị Hồng Anh cho biết thêm.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.