Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 29 tháng 4 năm 2016 | 2:37

Vai trò của doanh nghiệp bất động sản với sự phát triển của TP.Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh ngày nay đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, thương mại lớn của cả nước và là cửa ngõ giao thương với nước ngoài của toàn vùng Nam Bộ. TP. Hồ Chí Minh gắn với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được Trung ương xác định là đầu tàu kinh tế của cả nước. Với vai trò đặc biệt quan trọng đó, thành phố đang từng bước tự hoàn thiện mình trong mọi ngành, lĩnh vực để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của cả vùng và nhiệm vụ đưa thành phố trở lại vị trí hàng đầu ở Đông Nam Á.

Sự phát triển của thị trường BĐS có tác động lớn đến sự phát triển của TP.Hồ Chí Minh.

Vì một thành phố không tụt hậu

Trong bức tranh kinh tế sáng màu của TP.Hồ Chí Minh những năm qua, sự tác động của các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) là vô cùng rõ nét. Tại buổi tổng kết phong trào thi đua yêu nước, Bí thư Thành uỷ thành phố Đinh La Thăng nhấn mạnh, TP.Hồ Chí Minh cần “nỗ lực vượt bậc mới mong thoát cảnh tụt lại phía sau”. Bí thư Đinh La Thăng cũng nhắc đến 7 chương trình đột phá trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 của thành phố, trong đó chương trình thứ 7 chính là chỉnh trang và phát triển đô thị.

Theo định hướng phát triển, TP.Hồ Chí Minh sẽ là đô thị năng động, có tốc độ phát triển kinh tế cao và bền vững; là vùng kinh tế động lực hàng đầu của cả nước, trung tâm kinh tế của khu vực và châu Á; là trung tâm thương mại tài chính, dịch vụ tầm cỡ quốc tế, trung tâm công nghiệp công nghệ cao với trình độ chuyên môn hóa cao; đồng thời là trung tâm văn hoá, đào tạo, y tế chất lượng cao; là vùng có cảnh quan và môi trường tốt.

Dự báo đến năm 2025, TP.Hồ Chí Minh có 10 triệu dân và sẽ là một siêu đô thị năng động tầm cỡ thế giới. Phát triển không gian đô thị có tính đến việc kết nối với các đô thị lân cận, sự phát triển của vùng… đã làm diện mạo đô thị thay đổi nhiều theo hướng ngày càng hiện đại.

Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam và các nước châu Á vẫn đang tiếp tục phát triển, do đó, quy hoạch phát triển TP.Hồ Chí Minh thể hiện rõ sự kỳ vọng và quyết tâm rất lớn từ những người có trách nhiệm của thành phố. Hiện tại, trên địa bàn thành phố đang hình thành nhiều khu đô thị mới. Theo thời gian, cùng với những bước đi khoa học và căn cơ, diện mạo của một thành phố kết hợp hài hòa giữa truyền thống với hiện đại, phát huy các bản sắc tốt đẹp của dân tộc sẽ dần hoàn thiện, xứng đáng là điểm đến đầy hấp dẫn của các nhà đầu tư.  

Cần nhiều hơn những thương hiệu Việt, thương hiệu Sài Gòn

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, sau những thương hiệu quốc gia, TP.Hồ Chí Minh cần có những thương hiệu của riêng mình làm nét đặc trưng, làm lợi thế cạnh tranh. Để thực hiện được mục tiêu phát triển và tăng trưởng, TP.Hồ Chí Minh chắc chắn phải lấy các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp “khai sinh” tại Sài Gòn làm đầu tàu phát triển, làm “xương sống” vận hành, để kéo nền kinh tế thành phố tiến kịp nền kinh tế khu vực.

Đặc biệt, để biến TP.Hồ Chí Minh là nơi có chất lượng cuộc sống tốt, an toàn, văn minh, dễ lập nghiệp; để thực hiện được chương trình số 7 “chỉnh trang và phát triển đô thị”, thành phố và người dân sẽ cần sự đóng góp lớn từ phía các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BĐS, xây dựng... Sự phát triển của ngành BĐS còn góp phần lớn trong sự tăng trưởng kinh tế chung như gia tăng vốn FDI, tăng GDP…

Đánh giá về vai trò của thị trường BĐS, Hiệp hội BĐS TP.Hồ Chí Minh nhấn mạnh, BĐS là ngành kinh tế nền tảng của đất nước, có liên quan đến hầu hết các ngành kinh tế khác, tạo ra nhiều sản phẩm BĐS (nhà ở, công nghiệp, dịch vụ, thương mại, y tế, giáo dục, du lịch...) và việc làm cho người lao động.

Thực tế, trong năm 2015, quy mô tín dụng vào thị trường BĐS TP.Hồ Chí Minh đạt khoảng 140.000 tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn, cao hơn so với mức 10,3% của cả nước. Năm 2015, lượng kiều hối chuyển về thành phố đạt 5,5 tỷ USD, quý I/2016 đạt 1,15 tỷ USD, trong đó, đầu tư vào lĩnh vực BĐS chiếm khoảng 21,6%. Thành phố đã thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khoảng 1,3 tỷ USD vào lĩnh vực BĐS (đứng thứ 2). Cùng với đó, tốc độ đô thị hóa ở TP.Hồ Chí Minh cao, kinh tế phát triển, nhu cầu đầu tư và hội nhập nước ngoài vào Việt Nam cao sẽ kéo theo sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp BĐS nói riêng.

Trong những năm qua, những doanh nghiệp BĐS uy tín đã để lại dấu ấn rõ nét trong sự phát triển chung của thành phố. Trong số đó, Novaland nổi lên như một trong những thương hiệu Việt được nhiều người biết đến.

Tập đoàn Novaland hiện là một trong những doanh nghiệp uy tín tại TP. Hồ Chí Minh, hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư và phát triển các dự án BĐS. Novaland hiện là chủ đầu tư và nhà phát triển hàng loạt các dự án nằm tại các vị trí có dân cư tập trung, hạ tầng kết nối hợp lý.

Với sự đầu tư và phát triển hàng loạt dự án, Novaland đã mang đến cơ hội hợp tác và phát triển của các đối tác lớn và khách hàng. Đồng thời, mở rộng hợp tác với các ngân hàng quốc doanh, cổ phần và các quỹ đầu tư, tăng cường hợp tác với các công ty xây dựng dân dụng/hạ tầng, vật liệu xây dựng, thiết kế kiến trúc, quản lý BĐS và môi giới BĐS, tạo nên giá trị gia tăng cho cộng đồng và xã hội.

Đến nay, Novaland đã bàn giao đúng tiến độ hơn 6.000 căn hộ, đưa 7 công trình nhà ở đi vào sử dụng, tạo cơ hội “an cư phát nghiệp” cho hàng vạn trí thức của TP.Hồ Chí Minh. Bằng sự say mê khám phá cũng như nỗ lực giữ vững chất lượng công trình theo các tiêu chuẩn quốc tế, Novaland sẽ là một trong những thương hiệu Việt có khả năng hội nhập và góp phần vào sự phát triển của thành phố.

Tham gia thị trường BĐS từ năm 2002, sau gần 15 năm hoạt động kinh doanh, với chiến lược phù hợp và tư duy quản trị đúng đắn cùng tinh thần đoàn kết của toàn công ty, Hưng Thịnh Corp cũng đang ngày càng khẳng định vị trí vững chắc trên thị trường và không ngừng phát triển thành một công ty BĐS uy tín.

Hưng Thịnh có 5 đơn vị thành viên, 1 văn phòng đại diện và các chi nhánh hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả trong lĩnh vực đầu tư, thiết kế, xây dựng, sản xuất nội thất và phân phối BĐS, tạo thành quy trình khép kín nhằm cung cấp gói giải pháp toàn diện cho đối tác và khách hàng. Việc áp dụng gói giải pháp toàn diện giúp Hưng Thịnh chủ động trong việc quản lý, theo dõi chất lượng, tiến độ dự án, giảm thiểu chi phí phát sinh. Về phía khách hàng, quy trình này giúp khách hàng mua được sản phẩm chất lượng với mức giá hợp lý, đồng thời an tâm và tin tưởng vào tiến độ và chất lượng của dự án. Nhờ áp dụng thành công gói giải pháp toàn diện nên các sản phẩm của Hưng Thịnh khi đưa ra thị trường luôn được đông đảo khách hàng đón nhận. Cũng nhờ gói giải pháp này mà trong giai đoạn thị trường gặp nhiều khó khăn, Hưng Thịnh đã mạnh dạn mua lại hoặc bơm vốn để “hồi sinh” hàng loạt dự án, từ đó “lội ngược dòng” và có nhiều bứt phá ngoạn mục. Bên cạnh đó, với thế mạnh sở hữu đội ngũ gần 1.000 nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp cùng hệ thống 7 sàn giao dịch lớn trên cả nước đã giúp Hưng Thịnh càng thêm dễ dàng giới thiệu dự án đến thị trường và nâng tầm chất lượng phục vụ khách hàng.

Đến nay, Hưng Thịnh đã có gần 20 dự án, tập trung ở nhiều phân khúc khác nhau, mang đến cho khách hàng nhiều cơ hội đầu tư và an cư. Các dự án tiêu biểu của Hưng Thịnh đã thành công như: chuỗi căn hộ 8X, 91 Phạm Văn Hai (quận Tân Bình), Sky Center (quận Tân Bình), Florita (quận 7), Lavita Gader (quận Thủ Đức), 9View Apartment (quận 9), SaigonMia (Khu Trung Sơn)…

Tập đoàn Đất Xanh cũng là một trong những thương hiệu nổi bật trong thời gian qua. Bằng chứng là việc công ty được vinh danh đứng đầu danh sách Top 5 công ty tư vấn, môi giới BĐS uy tín năm 2015 do Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) thực hiện.

Trước đó, Đất Xanh cũng nhận nhiều giải thưởng danh tiếng như: “Top 10 nhà phát triển BĐS hàng đầu Việt Nam” (theo BCI Asia Awards) và Top 50 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam (theo Tạp chí Nhịp cầu đầu tư), một lần nữa khẳng định tên tuổi, uy tín và vị thế của Đất Xanh là nhà phát triển BĐS hàng đầu Việt Nam. Các dự án do công ty triển khai trong thời gian qua như Opal Riverside, Luxcity,… cũng gây sự chú ý lớn của thị trường.

Ngoài những cái tên vừa nêu, nhiều thương hiệu Việt khác như Vingroup, Hưng Lộc Phát, Phúc Khang, An Gia, Hoàng Anh Sài Gòn… đã góp phần thay đổi diện mạo của TP.Hồ Chí Minh. Có thể nói, gắn với quá trình phát triển của thành phố là sự phát triển và đóng góp của các doanh nghiệp.

Năm 2016 là năm đầu tiên thành phố thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X, trong đó có chương trình đột phá thứ 7: “Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị”. Chính phủ cũng đã chỉ đạo giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng cường cải cách hành chính và tổ chức hội nghị phát triển doanh nghiệp tại TP.Hồ Chí Minh. Do đó, có rất nhiều lý do để tin rằng, trong thời gian tới, TP.Hồ Chí Minh sẽ là “đầu tàu” của cả nước, tiến nhanh, vững chắc hơn và vươn lên trở lại vị trí vốn có của mình.

Minh Tuấn

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top