Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 11 tháng 12 năm 2020 | 12:8

Văn phòng Chủ tịch nước công bố 7 luật

Sáng nay (11/12), Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố 7 luật được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 10 vừa qua.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà đã công bố 7 luật gồm: Luật Bảo vệ môi trường; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Các luật này có hiệu lực thi hành từ 01/01/2022.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Luật Thỏa thuận quốc tế; Luật Cư trú. Các luật này có hiệu thực thi hành từ ngày 01/07/2021.

 

btp.jpg
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh giới thiệu về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

 

Giới thiệu về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, so với Luật hiện hành, Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến thủ tục xử phạt để bảo đảm tính cụ thể, rõ ràng, nhằm tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật thời gian qua.

Luật đã sửa đổi, bổ sung quy định về hoãn, giãn, miễn tiền phạt tại Điều 76 và Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính theo hướng bổ sung quy định tổ chức cũng được hoãn, giãn, miễn tiền phạt để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho tổ chức/doanh nghiệp khi gặp khó khăn về tài chính do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ (Khoản 37, 38 Điều 1).

Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân, Luật Bảo vệ môi trường 2020 nhằm mục tiêu thể chế hóa kịp thời chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, đặc biệt là Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị; cải cách thể chế môi trường của Việt Nam tiệm cận hài hòa với chính sách pháp luật bảo vệ môi trường trên thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Mục tiêu cao nhất là cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế bền vững.

Luật Bảo vệ môi trường có 16 chương, 171 điều, có nhiều quy định nhằm cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, cắt giảm trên 40% thủ tực hành chính, giảm thời gian thực hiện các thủ tục từ 20 - 18 ngày, góp phần giảm chi phí tuân thủ doanh nghiệp thông qua các quy định: Tích hợp các thủ tục hành chính vào 1 giấy phép môi trường, đồng bộ các công cụ quản lý môi trường theo từng giai đoạn của dự án, bắt đầu từ khâu xem xét chủ trương đầu tư, thẩm định dự án, thực hiện dự án cho đến khi dự án đi vào vận hành chính thức và kết thúc dự án. Lần đầu tiên, Luật thiết kế khung chính sách hướng đến việc hình thành đạo luật về bảo vệ môi trường có tính tổng thể, toàn diện và hài hòa với hệ thống pháp luật về kinh tế xã hội.

Về Luật Cư trú, Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, Luật Cư trú năm 2020 đã bỏ toàn bộ các thủ tục về: Cấp đổi Sổ Hộ khẩu, cấp lại Sổ Hộ khẩu, cấp giấy chuyển hộ khẩu. Luật cũng đã sửa đổi, bổ sung các thủ tục: tách Sổ Hộ khẩu (được xác định theo hướng đây là việc tách hộ gia đình và được thực hiện bằng việc điều chỉnh, cập nhật trường thông tin về chủ hộ, quan hệ với chủ hộ trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú); điều chỉnh những thay đổi trong Sổ Hộ khẩu; xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú…

Bên cạnh đó, do sử dụng phương thức quản lý hiện đại này nên thời hạn giải quyết đăng ký thường trú cho công dân cũng đơn giản, rút ngắn cả về thủ tục và thời gian. Nếu như hiện nay, thời gian giải quyết đăng ký thường trú là 15 ngày thì theo Luật mới tối đa là 7 ngày.

Dương Thanh
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top