Thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh theo kế hoạch của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam năm 2017 giao, đến nay các công ty cao su Bắc Trung bộ đã sẵn sàng chuẩn bị tốt cho mùa mở cạo mới 2017.
Công ty Cao su Thanh Hóa sẽ đưa vào mở cạo 825,31ha, sản lượng mủ ước đạt trên 500 tấn. Ngoài khai thác mủ công ty còn tập trung thu mua sản phẩm mủ cao su tiểu điền cho nông dân trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đưa tổng doanh thu năm 2017 của công ty đạt trên 90 tỷ đồng.
Tổng Giám đốc Công ty Cao su Thanh Hóa, Đỗ Viết Liêm, cho biết, năm nay nhờ thời tiết khá thuận lợi nên công ty đã tổ chức ra quân phát dọn vệ sinh hiện trường mở cạo, tổ chức tập huấn, cạo thử. Vì thế, đến thời điểm này mọi thứ dụng cụ trang thiết bị đã sẵn sàng cho ngày hội mở cạo.
Tại Hà Tĩnh, Tổng Giám đốc Công ty Cao su Hà Tĩnh, Nguyễn Khánh Toàn cũng cho biết, năm 2017, Công ty sẽ đưa vào khai thác trên 1.800ha, năng suất bình quân ước đạt 1 tấn/1ha, sản lượng cả năm đạt trên 1.800 tấn, chế biến 2.870 tấn, doanh thu phấn đấu đạt trên 80 tỷ đồng, lợi nhuận 10,2 tỷ đồng, trong đó khai thác 10.819m3 gỗ rừng trồng, sản xuất 20 triệu viên gạch.
Công ty Cao su Hương Khê là đơn vị có tổng diện tích cao su KTCB đạt trên 4 ngàn ha, năm nay là năm đầu được Tập đoàn cho phép đưa vào khai thác khoảng 410ha, dự tính sản lượng mủ sẽ đạt 240 tấn/410ha.
Tổng Giám đốc Công ty Cao su Hương Khê, Trần Thanh Hà, cho biết, nhờ chăm sóc tốt vườn cây nên số diện tích được chọn đưa vào khai thác năm đầu sẽ cho năng suất đạt khá. Để chuẩn bị cho công tác tổ chức ngày lễ ra quân mở cạo, Công ty đã hoàn tất các thủ tục, chuẩn bị hiện trường, các trang thiết bị cạo mủ, tập huấn tay nghề cho từng công nhân, đồng thời đã tổ chức cạo thử, đạt kết quả theo yêu cầu của Tập đoàn đề ra.
Còn tại Công ty Cao su Nghệ An, cũng đang chuẩn bị đưa vào mở cạo số diện tích được thực hiện trồng mới từ năm 2010.
Tại Công ty Cao su Quảng Trị, Tổng giám đốc Văn Lưu cho biết, sẽ đưa vào cạo mới số diện trên 150ha năm 2017 này
Anh Bình
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.