Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 6 tháng 4 năm 2022 | 8:57

Văn phòng Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh về đưa người đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Ngày 6/4 Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước, công bố Pháp lệnh trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Chủ trì buổi họp báo công bố Pháp lệnh có ông Lê Khánh Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; bà Nguyễn Thị Thúy Ngần, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; ông Nguyễn Văn Du, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
 
z3319219695045_2f4422e22aff4ec71092966a87385178.jpg
Quang cảnh buổi công bố Pháp lệnh
 
Pháp lệnh trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có 5 chương, 48 điều.
 
Phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh là quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (cơ sở cai nghiện); trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc hoãn, miễn chấp hành, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị trong việc đưa vào cư sở cai nghiện bắt buộc.
 
Pháp lệnh này cũng quy định rõ, chỉ xem xét và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 33 của Luật Phòng, chống ma túy.
 
z3319219933449_55485f3ae110657a72e6ab7b491c3153.jpg
Ông Nguyễn Văn Du, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giới thiệu Pháp lệnh.
Về thẩm quyền xem xét, quyết đinh đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh quy định Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện) nơi người bị đề nghị cư trú hoặc nơi có hành vi vi phạm trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người bị đề nghị.
 
Pháp lệnh cũng chỉ rõ người có quyền khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị các quyết định của Tòa án trong việc đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị có quyền khiếu nại quyết định của Tòa án.
 
Trả lời các câu hỏi của phóng viên về sự ra đời của Pháp lệnh, ông Nguyễn Văn Du cho biết, để đánh giá sự tác động của Pháp lệnh, Bộ LĐTB&XH đã rà soát lại toàn bộ các cơ sở cai nghiện, trong thời gian tới Tòa án NDTC sẽ phối hợp với các cơ quan để lập kinh phí triển khai để thi hành Pháp lệnh này.
 
Sự ra đời của pháp lệnh cũng làm gia tăng áp lực cho Tòa án cấp cơ sở, tuy nhiên, Pháp lệnh này rất cần thiết vì thế các Thẩm phán phải có trách nhiệm và kiến thức để đưa ra quyết định, Tòa án nhân dân tối cao tới đây sẽ mở những lớp đào tạo kiến thức cho các thẩm phán để có những kiến thức cần thiết khi thực hiện Pháp lệnh.
 
Ông Du cũng cho biết thêm, hiện nay, số trẻ em vị thành niên nghiện ma túy ngày một gia tăng, nhiều trường hợp nghiện ma túy không kê khai, việc nghiện ma túy đối với các đối tượng này đã gây không ít khó khăn cho an ninh, trật tự, an toàn xã hội, nên đưa các đối tượng này vào cai nghiện bắt buộc là để bảo đảm cho an ninh trật tự, xã hội.
 
Khi đưa các đối tượng nghiện ma túy này vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc phải bảo đảm quyền lợi của các đối tượng.
 
Pháp lệnh được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV, phiên họp thứ 9, thông qua ngày 24/3/2022 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.
 
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top