Từ bao đời nay, Việt Nam ta có truyền thống làm nông nghiệp và nền văn minh lúa nước phát triển.
Để làm ra lúa gạo, ngoài việc con người phải lao động cật lực thì cần đến sức của trâu. Con trâu giữ vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam, là người bạn thân thiết với nhà nông, cùng lao động sản xuất với người nông dân: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.
Không ai biết chính xác nguồn gốc của loài trâu ngày nay. Người ta chỉ biết trâu xuất hiện nhiều ở những nước châu Á như Pakistan, Bangladesh, Nepal, Thái Lan, Campuchia... Và đặc biệt ở Việt Nam, người ta tìm thấy di tích hóa thạch của trâu cách đây vài chục triệu năm ở các hang động miền Bắc. Trâu theo khoa học thuộc lớp Mammalia, ngành Chordata, họ Bò, bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn. Đa số trâu Việt Nam hiện nay có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu được phân loại theo giống đực và giống cái. Con đực tầm vóc lớn, dài đòn, trước cao, sau thấp. Con cái tầm vóc từ vừa đến to, linh hoạt.
Đặc tính chung của trâu là hiền lành, thân thiện nên chúng được nuôi phổ biến ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Trung bình một con trâu trưởng thành có thể nặng 250 – 500kg. Cân nặng của trâu tùy thuộc vào giới tính và sức khỏe. Điểm đặc biệt của trâu là hàm trên không có răng mà chỉ có một miếng đệm rất dai, dẻo, phù hợp với đặc tính nhai lại, ăn thực vật. Nhờ có sức khỏe tốt, trâu có thể làm việc cả ngày, từ sáng sớm đến chiều tối. Một con trâu trung bình có thể cày được 3 - 4 sào ruộng (1 sào Bắc Bộ = 360m2). Trâu cũng có khả năng chịu đựng thời tiết cao, dù phải cày dưới nắng gắt hay mưa to, trâu vẫn kiên trì. Nếu không có trâu kéo cày, không gieo được lúa giống, sẽ không có cơm cho con người dùng mỗi ngày.
Trâu có rất nhiều lợi ích. Ngoài sức kéo khỏe giúp nhà nông cày bừa, trục lúa, kéo xe vận tải, trâu còn cho thịt, sữa, da và sừng. Thịt trâu ăn rất ngon, nhiều đạm hơn cả thịt bò, ít mỡ hơn thịt bò và giàu năng lượng. Sữa trâu giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực. Da trâu làm thắt lưng, mặt trống rất bền. Sừng làm lược, đồ thủ công mĩ nghệ rất bóng, đẹp được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước.
Ngoài ra, trâu còn gắn liền với nhiều phong tục truyền thống của người Việt Nam ta như: dùng làm sính lễ, cưới hỏi, hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), phiên chợ trâu Cán Cấu (Si Ma Cai, Lào Cai)... Trong văn hóa đại chúng, trâu được con người đưa vào hội họa, âm nhạc, điện ảnh, thơ ca, ca dao, tục ngữ không sao kể hết.
Trâu còn là niềm tự hào của người dân Việt, khi được chọn là linh vật SEA Games 22 (Việt Nam đăng cai). Hình ảnh mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo, ngắm cánh diều bay, luôn làm cho người ta cảm thấy nhớ về miền ký ức tuổi thơ một thời.
Dù ngày nay, xu thế hiện đại hóa lên ngôi, máy móc đã thay thế con trâu rất nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng, đâu đó trên những cánh đồng làng, người ta vẫn còn bắt gặp hình ảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Ấy là bởi ở nhiều vùng sâu, vùng xa, vùng cao, nơi mà máy móc chưa đến tay nhà nông được. Vì thế, vị thế con trâu vẫn còn rất quan trọng đối với nền nông nghiệp địa phương. Đây cũng là cách dân tộc Việt Nam giữ gìn bản sắc văn hóa con trâu kéo cày không bị mai một.
Trải qua mấy mươi năm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đã có nhiều cháu thành đạt, có cuộc sống ổn định, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em (CTXH-QBTTE) Thừa Thiên - Huế đã thắp lửa “sưởi ấm” cho nhiều phận đời kém may mắn, giúp họ vượt qua những rào cản, phát triển và hòa nhập cộng đồng.
Sáng nay (12/12), Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ hưởng ứng, ủng hộ Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Tại buổi lễ, các cơ quan báo chí: Báo Pháp luật Việt Nam, Báo Xây dựng, Báo Tiền Phong và Tạp chí Nhà Đầu tư đã đóng góp hỗ trợ cho Chương trình, với tổng kinh phí 200 triệu đồng…
Ngày 20/12, Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Kế hoạch số 331 và triển khai Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 34 của Ban Thường vụ Thành uỷ về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng đối với công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố.
Những năm gần đây, lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn huyện Kiến Xương phát triển tương đối ổn định. Tuy nhiên, một số trang trại chưa thật sự quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, còn để xảy ra tình trạng phát tán mùi hôi gây bức xúc trong nhân dân. Người dân mong muốn các cơ quan chức năng sớm vào cuộc xử lý dứt điểm tình trạng trên để trả lại môi trường sống trong lành cho bà con.