Thông tin trên được đưa ra tại buổi tọa đàm “Giấy đỏ cho nhà dự án” do báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tân Bình phối hợp tổ chức sáng 8-9.
Gần 11.000 căn hộ đủ điều kiện cấp giấy
Trao đổi tại buổi tọa đàm, ông Phạm Ngọc Liên, Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai TP. Hồ Chí Minh cho biết, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh hiện có 33 dự án nhà chung cư với 10.997 căn hộ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà tính tới thời điểm ngày 1-7-2014. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều căn trên tổng số 10.997 căn đủ điều kiện cấp giấy nhưng chưa được cấp hết.
Cũng theo ông Phạm Ngọc Liên, nhiều lý do khiến việc cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà chậm, trong đó có 4 lý do phổ biến sau: thứ nhất là chủ đầu tư vi phạm xây dựng. Thứ 2 là chủ đầu tư không lường trước được thị trường nên phải thay đổi cho phù hợp với thị trường giữa chừng. Thứ 3, chủ đầu tư thế chấp giấy đỏ khi đã bán nhà cho người mua. Thứ 4 là cơ quan thi hành án đôi khi chỉ vì một phần vướng mắc của dự án mà ngăn chặn toàn bộ dự án.
Nhiều luật và nghị định ràng buộc
Liên quan tới vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tân Bình, cho biết trách nhiệm của chủ đầu tư là phải hoàn thiện thủ tục pháp lý cho khách hàng. Khi làm dự án đầu tư, một căn hộ, doanh nghiệp bị áp lực bởi rất nhiều luật như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thuế, Luật Đô thị. Kèm theo đó là rất nhiều nghị định, dưới nghị định lại có nhiều thông tư hướng dẫn thi hành.
Theo đó, chỉ tính riêng việc cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà thì Luật Đất đai đã có nhiều lần sửa đổi bổ sung. Vì thế, quy trình đi của một cuốn sổ đỏ không hề đơn giản chút nào. Tuy nhiên, để làm được giấy chứng nhận sở hữu nhà, về phía khách hàng cũng phải hoàn thành nghĩa vụ tiền sử dụng đất, là một trong nhiều tiêu chí quan trọng để làm “giấy đỏ”.
Việc cấp giấy đỏ nhà dự án gặp nhiều khó khăn
Bên cạnh đó, vấn đề bị làm khó khi làm các thủ tục nộp thuế cũng được nhiều khách mời trao đổi tại buổi tọa đàm. Theo đó, ông Nguyễn Quang Dũng, Giám đốc Pháp lý Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tân Bình cũng cho biết một số cơ quan hiểu và vận dụng tốt quy định pháp luật. Bên cạnh đó, cán bộ thực hiện lại không hiểu đúng dẫn đến việc thực hiện không đúng với mong muốn của người dân và doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Quang Dũng dẫn một ví dụ trong việc làm giấy cho chung cư Tân Mai tại quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh. Sau khi Văn phòng đăng ký đất đai TP. Hồ Chí Minh hoàn thành phần việc của mình, sau đó chuyển 159 phiếu về thuế để làm trước bạ thì đơn vị này giải quyết 100 hồ sơ, yêu cầu điều chỉnh nội dung 50 hồ sơ dù tất cả không khác gì 100 hồ sơ trước đó. Chính điều này khiến việc ra giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà của người dân bị chậm trễ.
Lại Hùng
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.