Từ đầu năm 2018 đến nay, tỉnh Vĩnh Long bị thiệt hại 44.414,74 triệu đồng do thiên tai gây ra.
Thiên tai làm tỉnh Vĩnh Long thiệt hại hơn 44.414 triệu đồng
Theo đó, từ đầu năm 2018 đến nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có gió mạnh, mưa lớn, lốc, triều cường làm sạt lở, gây hư hỏng 399 căn nhà; thiệt hại về nông nghiệp là 3.618,11 ha; thiệt hại về thủy sản là 9,705 ha; thiệt hại về thủy lợi là 399,362 km; xảy ra 214 điểm sạt lở, 2 người chết và 4 bị thương.
Ước tổng thiệt hại là 44.414,74 triệu đồng. Kinh phí mà tỉnh Vĩnh Long đã hỗ trợ khắc phục 13.948,20 triệu đồng.
Riêng trong tháng 10/2018, thiệt hại do thiên tai giông, lốc, mưa lớn, triều cường và sạt lở gây ra là 16.534,15 triệu đồng. Kinh phí hỗ trợ khắc phục là 3.952,80 triệu đồng.
Giông, lốc gây 2 người bị thương do cây đè; 119 căn nhà hư hỏng; Do ảnh hưởng triều cường đầu tháng 9 âm lịch đã gây thiệt hại một số địa phương trong tỉnh, ước thiệt hại là 14.487,75 triệu đồng.
Theo Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Long, tính đến chiều 25/11, toàn tỉnh không ghi nhận thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 9. Tuy nhiên để chủ động ứng phó khi có bão mạnh đổ bộ vào địa bàn, tỉnh xác định sẽ có 3.362 hộ cần sơ tán, 1.723 căn nhà tạm bợ cần chằng chống để đảm bảo an toàn trong bão.
Bên cạnh, các khu vực có khả năng chịu ảnh hưởng của bão gồm: 119 bến đò qua sông, 940 lồng, bè nuôi cá trên sông. Với mức gió ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9 ở mức cấp 5, cấp 6 kết hợp với mưa vừa đến mưa to tại một số nơi trong tỉnh không gây ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh.
Theo bà Vương Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Vĩnh Long, tỉnh đang gặp khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng chống thiên tai. Cụ thể, đối với lũ, triều cường, hàng năm toàn tỉnh vẫn có khoảng 200- 300km đê bao, bờ bao kém an toàn để ngăn lũ lớn; Còn từ 20.000- 30.000ha ngập úng nếu gặp triều cường, lũ lớn, trong khi năng lực ứng phó với ngập lụt còn hạn chế.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.