Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại Vĩnh Long diễn ra từ ngày 11 - 15/11.
Tối 11/11, tại Vĩnh Long, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức khai mạc Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.
Bản đồ và tư liệu trưng bày tại triển lãm là một phần bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên biển Đông. Triển lãm với nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm và gần 100 bản đồ được trưng bày là tập hợp các nguồn tư liệu đã được công bố từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu, học giả trong nước và quốc tế.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo, các tài liệu trưng bày tại triển lãm là một phần những bằng chứng lịch sử và pháp lý thu thập được ở trong nước và các nước trên thế giới, trong đó có cả từ Trung Quốc, góp phần minh chứng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đó là phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Việt Nam, đã được các thế hệ người Việt khai phá, được các Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ quản lý, bảo vệ và khẳng định chủ quyền một cách liên tục và hòa bình trong suốt nhiều thế kỷ qua.
Triển lãm gồm các nhóm tư liệu chính như: Phiên bản của các văn bản Hán – Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến và chính quyền Pháp ở Đông Dương từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX khẳng đỉnh quá trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa;
Phiên bản của các văn bản hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam; phiên bản văn bản hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; một số tư liệu, ấn phẩm do các nước phương Tây biên soạn và xuất bản; một số hình ảnh tư liệu về quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quẩn đào Hoàng Sa và Trường Sa những năm 1930 đến khi Trung Quốc xâm chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa bằng trận “Hải chiến Hoàng Sa” ngày 19/1/1974;
Sưu tập 65 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, do Việt Nam, phương Tây công bố từ thế kỷ XVII đến nay; những công trình nghiên cứu; sưu tập hiện vật, hình ảnh về công cuộc thực thi chủ quyền và đấu tranh “Bảo về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa”…
Đến nay đã có 60 cuộc triển lãm được tổ chức tại 41 tỉnh, thành phố, 10 điểm đảo, huyện đảo và 09 đơn vị lực lượng vũ trang về bản đồ và trưng bày tư liệu: “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.
Ông Lữ Quang Ngời, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, thay mặt lãnh đạo tỉnh phát biểu chào mừng và đánh giá Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý là hoạt động thông tin tuyên truyền quan trọng góp phần cung cấp thông tin, khẳng định lập trường chính nghĩa của Việt Nam, nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong nước, kiều bào ta ở nước ngoài trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đồng thời khẳng định ý chí quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong bảo vệ vững chắc, toàn vẹn chủ quyền biên giới, biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Đây cũng là cách tri ân đồng bào, đồng chí trong và ngoài nước đã dày công sưu tầm, lưu trữ để truyền tải tới các thế hệ hôm nay và mai sau những tư liệu quý về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây còn là cơ hội để đông đảo các tầng lới nhân dân và thanh thiếu niên trong tỉnh có điều kiện trực tiếp đến tham quan, tìm hiểu các nguồn tư liệu khẳng định về chủ quyền pháp lý và lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, qua đó hiểu rõ hơn quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển, đảo của Việt Nam cũng như những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Phi Hùng
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.