Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành văn bản về việc tạm dừng khai thác cát, sỏi trên tuyến sông Lô và sông Hồng thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ ngày 28/3/2019.
Tạm dừng để hoàn thiện quy chể khai thác khoáng sản
Nội dung văn bản yêu cầu các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản cát, sỏi trên hai tuyến sông nói trên tạm dừng khai thác từ 7h30’ ngày 28/3 và khẳng định mọi hoạt động khai thác khoáng sản cát, sỏi trên hai tuyến sông Lô và sông Hồng thuộc địa bản tỉnh Vĩnh Phúc diễn ra sau thời điểm này là khai thác khoáng sản trái phép.
Cùng với đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng chỉ đạo các huyện: Sông Lô, Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc, công an, thanh tra tỉnh tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tạm dừng khai thác cát, sỏi trên tuyến sông; tổ chức lực lượng tiến hành giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; kiên quyết xử lý nghiêm trường hợp khai thác trái phép theo đúng quy định pháp luật.
Trước đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành văn bản tạm dừng tại một số điểm mỏ, nhưng trong thời gian qua, tình trạng khai thác trái phép vẫn diễn ra thường xuyên, gây sạt lở đất và ảnh hưởng đến đê, kè, tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của nhiều bà con nhân dân trên hai tuyến sông Lô và sông Hồng.
Trong năm 2018, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã phối hợp UBND tỉnh Phú Thọ, TP. Hà Nội xây dựng và ký ban hành quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ cát, sỏi lòng sông tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc. Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đang nghiên cứu phối hợp các cơ quan chức năng để hoàn thiện quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Thái Nguyên.
Được biết, trên tuyến sông Lô, từ năm 2010, tỉnh Vĩnh Phúc cấp phép cho 10 doanh nghiệp hoạt động với thời hạn từ 4 – 10 năm, trong đó tỉnh Vĩnh Phúc đã có văn bản chỉ đạo dừng khai thác đối với ba đơn vị: Cty CP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái, Cty TNHH An Viên, Cty CP Đầu tư Thái An và có bốn Cty xin dừng khai thác trong hai năm 2017 và 2018.
Trên tuyến sông Hồng, UBND tỉnh cấp phép cho sáu đơn vị, thời hạn từ 5 – 12 năm, trong đó đã có bốn Cty tỉnh đã có văn bản chỉ đạo dừng khai thác từ năm 2015 và 2018, là Cty TNHH MTV Sáng Sơn, Cty CP TMS Khoáng sản và VLXD, Cty TNHH An Viên và Chi nhánh Cty Cát Vàng tại Vĩnh Phúc.
Phát hiện, bắt giữ 4 tàu khai thác cát trái phép trong đêm
21h30 ngày 12/4, tại Km43+150 trên tuyến sông Kinh Môn, tổ tuần tra kiểm soát của Đội tàu số 2 trong quá trình làm nhiệm vụ tuần tra đã phát hiện có 4 phương tiện tàu đang khai thác cát gồm: BN-1458, BN-1138, BN-1383, BN-1397 đang hoạt động, khai thác cát từ dưới lòng sông lên khoang chứa của tàu.
Tổ tuần tra kiểm soát đã trực tiếp lên các phương tiện kiểm tra. Những người điều khiển phương tiện được xác định gồm: ông Đặng Văn Cường (SN 1968, quê phường Đáp Cầu, TP. Bắc Ninh), điều khiển tàu BN-1458, công suất 410w, trọng tải 900 tấn; ông Đỗ Văn Biển (SN 1985, quê huyện Tiên Yên, Bắc Giang), điều khiển tàu BN-1138, công suất 300w, trọng tải 927 tấn; ông Nguyễn Văn Huy (SN 1976, quê phường Kim Châu, TP. Bắc Ninh), điều khiển tàu BN-1383, công suất 410w; ông Nguyễn Văn Tuyên (SN 1989, quê huyện Lạng Giang, Bắc Giang), điều khiển tàu BN-1397, công suất 410w, trọng tải 700 tấn.
Tổ tuần tra kiểm soát đã yêu cầu người điều khiển phương tiện dừng hoạt động của phương tiện, xuất trình văn bản chấp thuận cho phép khai thác khoáng sản (cát) của cơ quan có thẩm quyền về tài nguyên và những giấy tờ có liên quan đến phương tiện cũng như chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên. Tuy nhiên, quá trình lực lượng chức năng kiểm tra, cả 4 người đều không xuất trình được các giấy tờ theo yêu cầu.
Thiếu tá Nguyễn Văn Đại (Đội phó Đội tàu số 2) cho biết, khi kiểm tra thực tế thấy trong khoang chứa của cả 4 phương tiện tàu đều chứa nước và cát. Cả 4 người điều khiển phương tiện đều thừa nhận hành vi khai thác cát trái phép của mình. Nhưng do điều kiện thực tế tại thời điểm kiểm tra không có đầy đủ các thiết bị đo đạc nên lực lượng chức năng không xác định được số lượng, khối lượng cụ thể.
Vì vậy, để phục vụ quá trình xử lý vi phạm đối với các phương tiện trên, tổ tuần tra kiểm soát đã yêu cầu đưa phương tiện về khu vực trụ sở Đội tàu số 2, tự bảo quản tài sản trên phương tiện, neo đậu an toàn. Đồng thời yêu cầu những người điều khiển phương tiện tích cực hợp tác trong việc xuất trình, cung cấp các giấy tờ có liên quan để lực lượng chức năng phục vụ việc xử lý vi phạm.
Đến thời điểm hiện tại, cả 4 phương tiện tàu vi phạm trên đã được Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Hải Dương bàn giao lại cho Công an huyện Nam Sách tiếp nhận và giải quyết theo quy định.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.