Sự cố vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở Lào có thể khiến mực nước đầu nguồn sông Cửu Long sẽ lên nhanh, tối đa thêm khoảng 5-10cm trong những ngày tới. Theo các nhà quản lý, sự cố vỡ đập thủy điện tại Lào không ảnh hưởng lớn đến ĐB SCL.
Sự cố vỡ đập ở Lào làm ngập nhiều vùng rộng lớn ở Đông Nam nước này.
Liên quan tới sự cố vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở Lào ảnh hưởng đến đồng bằng sông Cửu Long như thế nào?. Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ TN&MT, Chủ tịch Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam cho biết, sự cố vỡ đập ở Lào cách Việt Nam khoảng gần 700 km. Mực nước dâng lên bên phía Việt Nam theo đánh giá sơ bộ ban đầu chưa lớn, vẫn cần tiếp tục theo dõi.
Ngày 25/7, trong thông cáo báo chí, Bộ TN&MT cho biết, trong khoảng 4-5 ngày tới, lượng nước từ sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào sẽ tác động đến dòng chảy đầu nguồn sông Cửu Long, Việt Nam. Mực nước tại đầu nguồn sông Cửu Long gia tăng thêm tối đa khoảng 5-10 cm.
Trong những ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long sẽ lên nhanh do lũ thượng nguồn về kết hợp với triều cường. Đến ngày 31/7, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại trạm Tân Châu có khả năng lên mức 3,2 m (thấp hơn mức báo động 1 là 0,3 m); trên sông Hậu tại trạm Châu Đốc có khả năng lên mức 2,6 m (thấp hơn mức báo động 1 là 0,4 m).
Theo nhận định ban đầu, sự cố vỡ đập ở Lào sẽ không gây tác động đáng kể tới đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Trong khi đó, ngày 25/7, trao đổi với báo chí ông Trần Quang Hoài, Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), cho biết, sự cố vỡ đập thủy điện tại Lào không ảnh hưởng đến các tỉnh ĐBSCL. Theo các phương án tính toán, sau khoảng 4 - 6 ngày, nước từ đập thủy điện bị vỡ ở Lào mới chảy về đến Việt Nam. Mực nước này dự báo chỉ làm nước ở ĐBSCL dâng cao từ 1 - 3 cm.
Theo ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, khi nước về đến Tân Châu, Châu Đốc (tỉnh An Giang) có thể mực nước ở khu vực này sẽ dâng lên khoảng 5 cm so với hiện nay.
Còn theo tính toán của Ủy hội sông Mê Kông, do hiện tại chưa rõ chính xác lượng nước xả ra thực tế của sự cố này là bao nhiêu m3. Tuy nhiên, với nước xả ra từ sự cố đập thủy điện này, mực nước tại hệ thống sông ở đồng bằng sông Cửu Long có thể lên khoảng 4-5cm so với mực nước hiện tại ở sông Hậu tại Tân Châu, Châu Đốc.
Như vậy, sự cố tại đập thủy điện tại Lào không ảnh hưởng nhiều tới lưu vực sông Cửu Long của Việt Nam. Song, hiện Ủy hội sông Mê Kông đang theo dõi và tính toán thêm các số liệu thực tế.
Theo một chuyên gia về khí tượng, sự cố vỡ đập thủy điện tại Lào không ảnh hưởng nhiều song đáng quan tâm là đợt lũ sắp xảy ra tại đồng bằng sông Cửu Long vào cuối tháng 7 mà Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia đã công bố.
Trước sự cố vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở Lào dù ảnh hưởng lớn hay ít ảnh hưởng đến ĐB SCL thì trước mắt người dân, các cấp chính quyền tại đây cần có sự chuẩn bị, ứng phó với nước lũ dâng từ đó chánh việc bị động khi nước về.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.