Mới đây, Bộ Công an có Văn bản số 3884/CSKT-P10, đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ điều tra về vụ án “Vy phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương”.
Cụ thể, cơ quan CSĐT Bộ Công an yêu cầu UBND tỉnh Bình Dương cung cấp thông tin tài liệu: Danh sách lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương và phân công nhiệm vụ qua các thời kỳ từ 2014 - đến nay. Các văn bản, UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo ngành chức năng tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương cũng như các doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh.
Các văn bản quyết định do UBND tỉnh Bình Dương ban hành liên quan đến việc giao đất có thu tiền sử dụng đất cho Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương và chấp thuận đơn giá đất bình quân là 51.914 đồng/m2 để xác định tiền sử dụng đất trong Khu liên hợp CN - DV - ĐT đối với Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương.
Các biên bản họp chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp tỉnh và các văn bản do UBND tỉnh Bình Dương ban hành liên quan đến việc phê duyệt dự án sử dụng đất và xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá; Thẩm quyền và các văn bản do UBND tỉnh Bình Dương ban hành liên quan đến Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương góp vốn liên doanh thành lập công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Phú, công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Tân Thành để thực hiện dự án trên diện tích đất 43ha và 145ha thuộc khu liên hợp CN - DV - ĐT Bình Dương.
Thời điểm tháng 4/2020 cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Kết quả điều tra xác định, khu đất có diện tích 43 ha là tài sản nhà nước giao cho Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương để thực hiện dự án khu Đô thị - Thương mại - Dịch vụ Tân Phú nằm trong Khu Liên hợp DV-ĐT-TM Bình Dương được Chính phủ phê duyệt.
Tuy nhiên, từ năm 2016 công ty này đã chuyển nhượng khu đất 43ha cho công ty TNHH Đầu tư xây dựng Tân Phú với giá là hơn 250 tỷ đồng (giá do các bên tự thỏa thuận). Việc chuyển nhượng này, không đúng quy định về thẩm định giá, đấu giá tài sản, gây thất thoát số tiền gần 127 tỷ đồng so với bảng giá đất quy định của UBND tỉnh Bình Dương tại thời điểm chuyển nhượng năm 2016.
Cụ thể, tháng 8/2017, Tổng Công ty Bình Dương chuyển nhượng toàn bộ vốn góp trong Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc với giá trị chuyển nhượng là 161,11 tỷ đồng. Đến tháng 3/2018, Công ty Âu Lạc tiếp tục chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp còn lại cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kim Oanh (gọi tắt là Công ty Kim Oanh - chủ sở hữu 100%). Việc mua phần vốn góp của Công ty Kim Oanh là chưa phù hợp với quy định pháp luật đất đai.Hiện nay, Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh chưa chỉnh lý biến động trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu đô thị Tân Phú mà chủ sở hữu là Công ty Kim Oanh. Công ty Kim Oanh (chủ sở hữu của Công ty Tân Phú) chưa có tài sản đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và giao dịch chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất là chưa ngay tình.
Đến 7/4, cơ quan CSĐT đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ba lãnh đạo công ty này gồm: Ông Nguyễn Văn Minh (SN 1955, Chủ tịch HĐQT); ông Trần Nguyên Vũ (SN 1977, Tổng Giám đốc) và ông Huỳnh Thanh Hải (SN 1964, ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, thành viên HĐQT, Chủ tịch, kiêm Tổng Giám đốc công ty TNHH MTV Đầu tư và Quản lý dự án Bình Dương).
Báo Kinh tế nông thôn đã thông tin trước đó, những sai phạm tại Tổng Công ty Bình Dương, thiệt hại tài sản nhà nước khi giao đất công cho doanh nghiệp tư nhân làm dự án không qua đấu giá, áp dụng giá đất sai thời điểm… Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ khẳng định trên báo Bình Dương trước đó. Nhưng với tư cách “gác cửa”, Văn phòng Tỉnh uỷ câu hỏi đặt ra tại sao lại để Tổng Công ty Bình Dương báo cáo gian dối và chỉ khi ra cuộc họp nghe đại diện Tổng Công ty Bình Dương báo cáo trực tiếp việc xin chuyển đổi phương án sử dụng đất thì Thường trực Tỉnh uỷ mới phát hiện việc Tổng Công ty Bình Dương làm trái chủ trương của Tỉnh uỷ trong việc góp vốn, rồi từ đó mới có thông báo thu hồi chủ trương? Liệu rằng, trước khi chấp thuận cho Tổng Công ty Bình Dương liên kết với công ty tư nhân thành lập công ty dự án, Tỉnh uỷ Bình Dương đã được các sơ ngành chuyên môn báo cáo năng lực tài chính của đối tác tham gia dự án hay chưa?
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.