Liên quan đến những dấu hiệu sai phạm của “nhóm liên minh” trong vụ việc đấu giá tại dự án Khu dân cư Hoà Lân đã được Báo Kinh tế nông thôn phản ánh. Tuy nhiên, vụ đấu giá này được cho là có nhiều vấn đề cần được làm rõ, trong đó có các vấn đề về pháp lý.
Theo đó, dự án Khu dân cư (KDC) Hòa Lân (phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, Bình Dương) do Công ty TNHH - SXTM Thiên Phú (Công ty Thiên Phú) làm chủ đầu tư có tổng diện tích 490.765 m2 (218.964,7 m2 đất nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, và 246.853,1 m2 đất nhà nước giao không thu tiền tiền sử dụng đất). Thiên Phú thế chấp dự án này tại Chi nhánh Chợ lớn - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank Chợ Lớn) để thực hiện gói vay 1.100 tỷ đồng. Do không có khả năng trả nợ, Thiên Phú ký biên bản thỏa thuận giao tài sản để ngân hàng xử lý thu hồi nợ…
Tuy nhiên, qua đơn tố cáo của Công ty Thiên Phú được biết Công ty Cổ phần Dịch vụ đấu giá Nam Sài Gòn có nhiều dấu hiệu là “sân sau” của Agribank Chợ Lớn. Cụ thể là ông Nguyễn Việt Hưng đang là cán bộ Agribank Chợ Lớn (Thành viên ban xử lý nợ) thời điểm đó nắm giữ 76% vốn điều lệ. Mục đích thành lập ra Công ty Cổ phần Dịch vụ đấu giá Nam Sài Gòn là để cùng vợ chồng bà Đặng Thị Kim Oanh – ông Nguyễn Thuận thâu tóm trái phép 03 dự án của công ty Thiên Phú.
Một động thái mới đây, Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương đã bác tư cách Chủ đầu tư tại Dự án Khu dân cư Hoà lân đối với Công ty Kim Oanh.
Trước vấn đề này, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã có trao đổi với Luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng Văn phòng Luật sư Gia đình, thuộc Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh.
PV: Thanh tra Bộ Tư pháp cũng xác định, Agribank Chợ Lớn có trách nhiệm trong việc xác định diện tích tài sản là quyền sử dụng đất được đưa ra bán đấu giá, dẫn đến sau khi đo đạc, xác định diện tích thực tế giảm 8.452m2 làm ảnh hưởng đến kết quả đấu giá ? Luật sư ý kiến gì về vấn đề này?
Luật sư Trần Minh Hùng: Công ty TNHH - SXTM Thiên Phú đã vay ngân hàng ngân hàng Agribank Chợ Lớn và đã dùng Dự án Khu dân cư (KDC) Hòa Lân (phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, Bình Dương) để đảm bảo cho khoản vay. Do không có khả năng trả nợ, Thiên Phú ký biên bản thỏa thuận giao tài sản để ngân hàng xử lý thu hồi nợ.
Khi thực hiện viêc xử lý nợ bằng cách thông qua việc bán đấu giá tài sản thì Agribank Chợ Lớn phải tuân thủ quy định của Luật đất đai, Bộ luật dân sự, Luật đấu giá tài sản, Luật Kinh doanh BĐS…..
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 48 Luật Kinh doanh BĐS 2014: “Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc đầu tư đồng ý bằng văn bản. Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc được đăng ký biến động vào giấy chứng nhận đã cấp cho chủ đầu tư chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai.”
Về phía Ngân hàng Agribank Chợ Lớn đã đo đạc thiếu hơn 8.400m2 đất dự án, đưa sai giá khởi điểm tại cuộc đấu giá lần 2 tại dự án Khu Dân cư Hoà Lân là chưa bảo đảm đúng quy định pháp luật về đấu giá, về đo đạc đúng diện tích đất thực tế. Tôi cho rằng phiên đấu đấu giá có nhiều vấn đề chưa tuân thủ pháp luật và nếu có căn cứ nên khởi kiện hủy kết quả đấu giá.
PV: Ngoài ra, Thanh tra Bộ tư pháp còn xác định có nhiều sai phạm giữa công ty tổ chức đấu giá là Công ty đấu giá Nam Sài Gòn và đơn vị trúng đấu giá là Công ty Kim Oanh tại dự án này. Với việc phát hiện sai phạm vậy, về nguyên tắc xử lý kết quả đấu giá này như thế nào thưa luật sư?
Luật sư Trần Minh Hùng: Theo quy định tại Điều 72 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 quy định rõ: “Điều 72. Hủy kết quả đấu giá tài sản
Kết quả đấu giá tài sản bị hủy trong các trường hợp sau đây:
Như vậy, căn cứ vào quy định của pháp luật nêu trên, trường hợp kết quả đấu giá vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến việc hợp đồng đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản vô hiệu; và một số sai phạm được quy định tại Điều 72 Luật đấu giá tài sản 2016 thì kết quả đấu giá bị huỷ.
Trước đó, liên quan đến vụ đấu giá Khu dân cư Hoà Lân, trước đó Thanh tra Bộ Tư pháp đã xác định nhiều dấu hiệu sai phạm tại vụ việc. Cụ thể, ngày 24/12/2018, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp ban hành kết luận thanh tra số 62/KL-TTR trong đó xác định Công ty đấu giá Nam Sài Gòn còn thiếu sót, vi phạm trong việc bán đấu giá tài sản như không kiểm tra chặt chẽ thông tin do ngân hàng cung cấp. Quy chế bán đấu giá và thông báo bán đấu giá tài sản có nội dung khác nhau về thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán tiền mua tài sản.
Ngoài ra, trong báo cáo ngày 29/3/2019 gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp cũng nêu ra việc không thực hiện đúng thoả thuận của Cty Kim Oanh với Agribank Chợ Lớn, Cty Kim Oanh nhiều lền vi phạm cam kết nghĩa nghĩa vụ tài chính trong thời gian dài nhưng Agribank Chợ Lớn không có biện pháp quyết liệt để xử lý là trái với Quy chế đấu giá, thể hiện việc chưa làm hết trách nhiệm trong quản lý tiền là tài sản đấu giá Nhà nước của một tổ chức tín dụng.
Cũng tại báo cáo số 91 còn thể hiện, qua thông tin báo chí, Bộ Tư pháp được biết, Công ty Thiên Phú đã khởi kiện, TAND quận 7 (TP. Hồ Chí Minh) đã thụ lý đơn kiện và ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cấm dịch chuyển quyền về tài sản là Dự án Khu dân cư Hoà Lân.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.