Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 8 tháng 12 năm 2015 | 10:14

Vườn cà chua đen trĩu quả của chàng trai Đà Lạt

Trước Lê Nguyễn Phúc Đăng, trong vòng hai năm qua có không ít nhà vườn tại Đà Lạt đã nhập giống cà chua đen từ nước ngoài về trồng nhưng kết quả đạt được không mấy khả quan. Tỉ lệ cây sống ít, cho trái không đạt năng suất, quả khi chín đen không đều.

Từ thực tiễn trên, người làm nông tại Đà Lạt cho rằng vùng đất này không thích hợp cho cà chua đen. Trong khi đó, cách Đà Lạt chỉ 20km, gia đình chị Phạm Thị Xuân Thủy, ngụ xã Hiệp An, huyện Đức Trọng đã trồng thành công loại cà chua này từ đầu năm 2015. Là một sinh viên vừa tốt nghiệp ngành Tài chính Ngân hàng, Lê Nguyễn Phúc Đăng quyết tâm thay đổi cách nhìn nhận của nhà nông Đà Lạt về cây cà chua đen.

Tháng 7-2015, Lê Nguyễn Phúc Đăng quyết định đầu tư trồng hai loại cà chua trên diện tích 300m2 trong nhà kính, gồm cà chua ngọt và cà chua đen để so sánh. Ngoài sự hướng dẫn của gia đình, Đăng còn tự lên mạng tìm kiếm thêm thông tin về loài cà chua đen, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, các loại bệnh thường gặp trên cây.

Cả hai loại cà chua được Đăng ươm cho lên mầm rồi cắt ghép với gốc cà chua thường. Khi cây đã sinh trưởng ổn định, đạt chiều cao khoảng 20cm thì đem ra trồng trên các luống có chiều cao 20cm, rộng 120cm.

 

Lê Nguyễn Phúc Đăng bên vườn cà chua đen.

Lê Nguyễn Phúc Đăng bên vườn cà chua đen.

Vị trí đất dùng để trồng cà chua trước đó được Đăng xử lý để trừ khử các mầm bệnh ký sinh. Đăng dùng phân hữu cơ, đất mùn và phủ lên bền mặt luống một lớp nilon. Dưới mỗi gốc cà chua đều được cắm cây để dựa vào đó leo lên.

Khi cây đạt chiều cao 40cm, Đăng cắt bỏ ngọn để cho đâm nhánh. Mỗi cây cà chua, chàng trai này chỉ giữ lại 2 nhánh to khỏe nhất. Ngoài ra, Đăng còn dùng dây dù để cố định các cây cà chua, tránh tình trạng cây phát triển tốt bị gãy đổ.

“Cả cà chua ngọt lẫn cà chua đen tại vườn đều phát triển rất tốt. Trồng được 50 ngày thì cây đồng loạt cho trái, cũng chưa thấy xuất hiện loại bệnh gì trên cây” - Đăng cho biết. Hiện anh Đăng đang sở hữu 250 gốc cà chua đen, 400 gốc cà chua ngọt. Tất cả đều đã cho trái từ gốc lên ngọn.

Thậm chí, cà chua đen trong vườn của anh Lê Nguyễn Phúc Đăng còn cho nhiều quả hơn cà chua ngọt. Khi quả già, chín thì chuyển sang màu đen nhánh. Hiện anh Đăng đang chuẩn bị thu hoạch lứa cà chua đầu tiên.

Chàng trai trẻ này cho biết chi phí đầu tư cho mỗi gốc cà chua đen vào khoảng 15.000 đồng, cà chua ngọt là 17.000 đồng. Dự kiến, anh Đăng sẽ bán cà chua đen với giá 50.000 đồng/kg, cà chua ngọt 40.000 đồng/kg. Mỗi gốc cà chua sẽ cho thu hoạch khoảng 5kg quả, thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 4 tháng.

Bà Lê Thị Huyền, ngụ tại Thái Phiên, phường 12, TP. Đà Lạt, là người đã từng trồng cà chua đen vào cuối năm 2014 nhưng thất bại cho biết gia đình bà đã trồng thử 50 gốc cà chua đen nhưng cây chỉ sống được trên 30 gốc. Cây cho quả không nhiều và quả không được đen như cà chua trồng tại vườn của anh Lê Nguyễn Phúc Đăng. “Cũng là người sản xuất nông nghiệp nhưng tôi rất khâm phục cách làm của cháu Đăng, nhất là trong việc trồng cà chua đen này” - bà Huyền nói.

Theo Kim Ngân (CAND)

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top