Vừa qua, Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Chỉ thị 24-CT/TU về kiểm kê, rà soát quỹ đất, nhà, công trình và các tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước (gọi tắt là nhà, đất nhà nước).
Theo Chỉ thị số 24-CT/TU nêu rõ, yêu cầu Ban cán sự đảng UBND Thành phố chỉ đạo UBND Thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức kê khai tất cả tài sản nhà, đất nhà nước. Phân loại, nêu rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp xử lý phù hợp. Ban Thường vụ quận ủy - huyện ủy, đảng ủy cấp trên cơ sở và đảng ủy cơ sở trực thuộc Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm việc kiểm kê, rà soát quỹ nhà, đất nhà nước được giao quản lý, tạm quản lý.
Đánh giá thực trạng, hiệu quả sử dụng và chủ động khắc phục những thiếu sót, vi phạm. Lập danh mục nhà, đất trống, đất dôi dư sau bồi thường, giải tỏa của các dự án và chưa xác lập quyền sở hữu nhà nước trên địa bàn.
Ngoài ra, Chỉ thị số 24-CT/TU cũng nêu rõ yêu cầu UBND Thành phố chỉ đạo các sở ngành liên quan phối hợp rà soát quy định pháp luật về công tác quản lý, sử dụng nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước, từ đó tham mưu sửa đổi, bổ sung quy trình, quy định về công tác quản lý, bán, cho thuê, liên doanh, liên kết, cổ phần hóa, thoái vốn, chuyển nhượng dự án liên quan đến nhà, đất nhà nước đảm bảo hiệu quả kinh tế và theo đúng pháp luật.
Trước mắt, UBND Thành phố chỉ đạo các sở ban ngành tham mưu, đề xuất quy chế về quản lý, khai thác quỹ nhà, đất nhà nước, quy chế phối hợp trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn. Cùng với đó là chỉ đạo Thanh tra Thành phố thanh tra, kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quản lý, sử dụng nhà, đất và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước do thành phố quản lý.
Ban cán sự đảng UBND Thành phố cũng được giao chỉ đạo UBND Thành phố đánh giá thực trạng, hiệu quả mô hình quản lý, sử dụng nhà, đất nhà nước. Sau khi kiểm kê, rà soát thì tổ chức hội nghị đánh giá rút kinh nghiệm và đề xuất mô hình quản lý thống nhất, sử dụng hiệu quả quỹ nhà, đất nhà nước, trình Ban Thường vụ Thành ủy trong quý I-2020.
Theo Ban Thường vụ Thành ủy, việc quản lý, sử dụng nhà, đất và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước của các đơn vị được giao quản lý, sử dụng nhiều nơi còn buông lỏng, thiếu sót, sai phạm như: sử dụng không đúng mục đích, bị chiếm dụng. Cho thuê, bán nhà, đất không đúng đối tượng, không đúng quy định.
Việc xác định giá thuê, giá trị nhà, đất để tham gia liên doanh, liên kết, cổ phần hóa, thoái vốn, chuyển nhượng dự án tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị... không sát với giá thị trường, gây thất thu ngân sách và có nơi tạo nhóm lợi ích để trục lợi.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.