Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Yên Phong (Bắc Ninh) gặp nhiều khó khăn trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia ở cả ba cấp học. Tuy nhiên, hiểu rõ khó khăn cũng là cách để xác lập được mục tiêu vượt khó. Chính vì vậy, năm học này, ngành đã có nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra.
Lớp học xập xệ ở điểm trường thôn Đức Lân, xã Yên Phụ.
Đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia
Năm học 2016 - 2017, ngành GD&ĐT huyện Yên Phong huy động được 120 nhóm trẻ với 2.527 cháu (nhà trẻ), mẫu giáo huy động được 297 lớp với 9.591 cháu; khối tiểu học huy động được 432 lớp với 13.895 học sinh; bậc THCS huy động 268 lớp với 9.853 học sinh.
Hiện, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cấp THCS chậm, vẫn còn 7 trường chưa đạt, gồm: THCS Hòa Tiến, Yên Phụ, Yên Phong, Đông Phong, Đông Tiến, Long Châu, Tam Đa. Cấp tiểu học (TH) có 4 trường đạt chuẩn mức độ 2, gồm: TH thị trấn Chờ số 1, TH thị trấn Chờ số 2, TH Đông Phong, TH Đông Thọ. Các trường TH còn lại và khối mầm non do có nhiều khu lẻ nên xây dựng trường chuẩn khó khăn hơn.
Để từng bước giảm các điểm trường lẻ, trong thời gian tới, ngành sẽ tích cực tham mưu với các địa phương khẩn trương xây dựng và hoàn thiện trường lớp để đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh trên địa bàn. Song song đó, tích cực củng cố vững chắc các trường đã đạt chuẩn như đề nghị công nhận lại Trường Mầm non Thụy Hòa đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, mức độ 2 với Trường Mầm non Liên Cơ.
Với bậc TH, đề nghị công nhận lại chuẩn mức độ 2 với Trường TH Đông Phong; công nhận lại chuẩn mức độ 1 đối với Trường TH Dũng Liệt và Tam Đa số 2. Bậc THCS, xây dựng 2 trường đạt chuẩn quốc gia là Trường THCS Đông Phong và Hòa Tiến. Bên cạnh đó, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học.
Còn nhiều trường khó khăn
Khó khăn lớn nhất của ngành GD&ĐT huyện Yên Phong hiện nay là tuy quy mô phát triển mạng lưới trường lớp đã được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố, hiện đại nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Tốc độ tăng dân số cơ học quá nhanh ở các xã có khu công nghiệp như Yên Trung, Đông Phong, Long Châu,… đã gây áp lực lên hệ thống giáo dục, nhất là đối với bậc học mầm non (Trường Mầm non Yên Trung có 6 điểm lẻ)
Chia sẻ với phóng viên, thầy Chu Đăng Khoa, Hiệu trưởng Trường TH Yên Phụ, cho biết, hiện hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường thiếu thốn nhất tỉnh, trường còn 6 phòng học cấp bốn, 2 điểm lẻ.
Tại điểm lẻ thôn Đức Lân có 2 phòng, khoảng 70 học sinh của lớp 2 và 3. Điểm lẻ thôn An Tập có một lớp 2 khoảng 30 học sinh. Hai điểm lẻ này cách điểm trường khoảng 700m đến hơn 1km. Trong 5 tiêu chí để đạt chuẩn quốc gia thì trường không đạt tiêu chí số 3 về cơ sở vật chất. Hiện, trường thiếu 13 phòng học, thiếu phòng chức năng và khu hiệu bộ.
Cô Nguyễn Thị Thủy, giáo viên giảng dạy tại điểm trường thôn Đức Lân, cho biết: “Học sinh tại điểm lẻ rất thiệt thòi vì cơ sở vật chất của lớp không đáp ứng được cho các em học tập. Ngoài những bất tiện như nước uống cho học sinh nhiều khi không có sẵn, ánh sáng không đảm bảo, môi trường học nhiều khi rất ồn thì còn vất vả bởi trang thiết bị, sách vở của buổi chính lại phải mang theo cùng khi học buổi phụ tại điểm lẻ”.
Các thầy, cô đều trăn trở về việc điểm trường xa, để đảm bảo giờ giấc dạy học rất khó khăn. Giáo viên phải động viên phụ huynh yên tâm cho con em đi học đầy đủ, theo đúng thời gian của trường.
Giáo viên cũng như phụ huynh học sinh Trường TH Yên Phụ luôn mong muốn nhà trường có cơ sở vật chất đầy đủ hơn, có thể đáp ứng được việc dạy và học của cô và trò. Thầy Khoa cho biết: “Các phòng chức năng có thể để sang giai đoạn sau, chưa cần thiết, vấn đề cấp thiết nhất bây giờ của nhà trường là phòng học cho học sinh phải có đủ mới có thể đảm bảo, ổn định được công tác dạy và học”.
Đỗ Hùng
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.