Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 18 tháng 9 năm 2020 | 14:19

Xin đừng mượn danh nghĩa phụ huynh!

Năm học 2020-2021 vừa bắt đầu. Thời gian này, nhiều trường tổ chức họp phụ huynh để phổ biến nhiệm vụ năm học, thông tin về các khoản thu theo quy định và bầu ban đại diện cha mẹ.

Đây cũng là thời điểm mà dư luận xã hội quan tâm nhất bởi các khoản thu không nằm trong quy định, được nhà trường triển khai thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh.
 
Hàằng năm, trước khi khai giảng năm học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như UBND các tỉnh, thành đều có văn bản chỉ đạo về các khoản thu được phép trong các trường công lập, đồng thời quy định rất rõ về các khoản thu không được phép và ban đại diện cha mẹ cũng không được phép lấy danh nghĩa đứng ra để vận động và thu tiền.
 
hop-phu-huynh-bao-gio-doi-khac.jpg
Xin đừng mượn danh nghĩa phụ huynh (ảnh minh họa)
Ấy vậy mà có nhiều trường vẫn bằng cách này hay cách khác vận động phụ huynh học sinh đóng góp theo hình thức “tự nguyện” để đến khi các cơ quan báo chí phản ánh, cơ quan quản lý Nhà nước vào cuộc thì lãnh đạo nhà trường lại đá quả bóng “trách nhiệm” sang phụ huynh học sinh và cho rằng, đề xuất thu là do phụ huynh học sinh đề nghị.
 
Cách đây khoảng một tuần, người viết bài này có nhận được thông tin phản ánh của phụ huynh học sinh, có con vừa đỗ vào một trường THPT trên địa bàn một quận thuộc Hà Nội.
 
Vị phụ huynh này cho biết, vừa qua nhà trường có tổ chức họp phụ huynh đầu năm học, tại buổi họp phụ huynh toàn trường, thầy hiệu trưởng ngoài việc báo cáo những kết quả và thành tích năm học trước còn nhấn mạnh các khoản thu đầu năm học theo đúng quy định của thành phố.
 
Nhưng đến khi phụ huynh về họp riêng từng lớp, sau khi nghe cô giáo chủ nhiệm phổ biến nhiệm vụ của năm học, đến thông báo các khoản thu đầu năm, chúng tôi mới tả hóa được biết ngoài các khoản thu theo quy định, còn có cả những khoản thu để ủng hộ nhà trường mua mặt bàn học mới thay cho mặt bàn cũ.
 
Nhiều phụ huynh nhìn nhau thắc mắc vì bàn ghế là trang thiết bị được Nhà nước đầu tư mua sắm, tại sao phụ huynh lại phải đóng góp tiền ủng hộ cho nhà trường mua mặt bàn mới thay thế cho mặt bàn cũ, mặc dù hầu hết mặt bàn hiện có tại các lớp vẫn còn sử dụng tốt.
 
Hơn nữa, việc vận động ủng hộ để nhà trường mua sắm trang thiết bị nhà trường nằm trong số những khoản mà TP. Hà Nội cấm không được vận động để thu.
 
Đem những thắc mắc này đến gặp lãnh đạo nhà trường với mục đích tìm hiểu thông tin hai chiều và đề nghị giải thích, hiệu trưởng trường này cho biết, có việc vận động phụ huynh học sinh đóng góp, ủng hộ cho nhà trường mua mặt bàn mới, để thay thế cho mặt bàn cũ đã xuống cấp.
 
Vị hiệu trưởng này cho biết thêm, việc này mới chỉ là đề xuất của một số vị phụ huynh là “mạnh thường quân” trong trường, chúng tôi đang làm văn bản để xin ý kiến Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, nhà trường chưa cho phép phụ huynh thu tiền. Hiệu trưởng nhà trường cũng cho biết, việc vận động đóng góp để mua trang thiết bị là không đúng.
 
Nhưng thực tế theo thông tin người viết nắm được, tại cuộc họp phụ huynh của lớp đầu năm, giáo viên chủ nhiệm công bố luôn số tiền phụ huynh ủng hộ đóng góp cho nhà trường mua mặt bàn mới là 300 nghìn đồng/học sinh khối lớp 10;  200 nghìn đồng/học sinh khối lớp 11 và 150 nghìn đồng/học sinh khối lớp 12. Nếu tính trung bình thì số tiền thu được lên đến hơn hàng trăm triệu đồng.
 
Xã hội hóa là việc tốt, rất đáng làm để chia sẻ với Nhà nước, các ngành, các cấp. Nếu theo như lời vị hiệu trưởng trường này, đó là ý kiến của một vài phụ huynh là “mạnh thường quân” có điều kiện, mà các vị “mạnh thường quân” này chung nhau góp toàn bộ khoản tiền đó, để ủng hộ nhà trường mua mặt bàn mới thay thế thì thật là  điều rất đáng hoan nghênh.
 
Nhưng ý kiến của các vị đó đưa ra lại đề nghị phụ huynh toàn trường đóng góp theo kiểu “bình quân” thì cũng nên xem lại vị “mạnh thường quân”. Không thể mượn danh phụ huynh học sinh để làm cuộc vận động mang tính toàn thể nhà trường được.
 
Đã từng có con theo học, người viết bài này rất ủng hộ chủ trương đóng góp đúng đắn và phản đối việc đóng góp mượn danh “phụ huynh học sinh". Xin các vị  đừng lấy danh nghĩa “phụ huynh học sinh” để thực hiện “kế hoạch” của mình.
 
Dẫu biết đất nước còn khó khăn, việc xã hội hóa trong tất cả các ngành nói chung và giáo dục nói riêng là rất cần thiết, nhưng đừng vì những khoản thu mang tên “xã hội hóa” và mượn danh phụ huynh để tổ chức thu tiền cho những khoản thu không cần thiết, như các vị "mạnh thường quân" trên.
 
 
 
PV
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top