Công tác bảo đảm an toàn cho học sinh rất cần được quan tâm
Sáng nay (24/10), một sự việc đau lòng đã xảy ra đối với một học sinh lớp 2 của trường tiểu học xã Tuy Lai (huyện Mỹ Đức – Hà Nội ) không may bị điện giật tử vong trong giờ ra chơi tại trường.
Vụ việc này là hồi chuông nhắc nhở cho các nhà trường cần quan tâm hơn nữa trong công tác bảo đảm an toàn cho học sinh.
Học sinh tử vong do giẫm vào dây điện bị đứt
Theo thông tin, trong lúc chạy nhảy vào giờ ra chơi, một em học sinh nam đã vướng vào dây điện bị đứt và bị điện giật dẫn đến tử vong. Học sinh này hiện đang học lớp 2 trường tiểu học xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Ông Bùi Văn Quyền, Chủ tịch UBND xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội cho biết, tại địa phương vừa xảy ra vụ việc một học sinh lớp 2 bị điện giật tử vong trong giờ ra chơi. Theo lãnh đạo xã Tuy Lai, khoảng 8h50 cùng ngày, cháu Hoàng Gia H. (SN 2012, học sinh lớp 2B trường tiểu học xã Tuy Lai) chơi đùa cùng bạn trong giờ ra chơi ở bãi cỏ thì bất ngờ bị điện giật.
Nguyên nhân ban đầu có thể do cháu H. giẫm chân lên sợi dây điện bị đứt, rơi ở bãi cỏ phía sau phòng học.
Sau khi sự việc xảy ra, nhà trường đã thông báo cho gia đình và cơ quan chức năng. Công an huyện Mỹ Đức cùng Công an xã Tuy Lai đã nhanh chóng có mặt niêm phong hiện trường. Xã cũng đã cử một đoàn cán bộ xuống thăm hỏi và động viên gia đình.
Ông Đặng Văn Viện, Trưởng phòng GD&ĐT Mỹ Đức đã xác nhận: "Trưa nay, có một học sinh bị điện giật tử vong. Đó là học sinh Hoàng Gia H., lớp 2, trường tiểu học xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức.
Theo thông tin ông Viện cho biết, vào khoảng gần 9h sáng nay (ngày 24/10), vào giờ ra chơi, trong lúc chạy nhảy, học sinh H. đã chẳng may vướng vào dây điện, do mưa bão làm đứt, rơi xuống, nên đã bị điện giật".
Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mỹ Đức cũng cho biết thêm, đơn vị này đã nhận được báo cáo ban đầu về vụ việc, ngay sau đó, phòng GD&ĐT đã cử cán bộ tới để nắm tình hình.
Đây không phải là tai nạn đầu tiên xảy ra đối với các em học sinh đang theo học tại trường, đã có rất nhiều trường hợp học sinh khi đến trường học đã gặp phải những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Nhẹ thì chỉ là chấn thương, còn nặng thì tử vong.
Những tai nạn này có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, nguyên nhân về sự chủ quan của nhà trường trong công tác kiểm tra cở sở vật chất, các công trình, hệ thống điện, cầu dao cũng không phải là ít. Mặc dù hiện nay các nhà trường đã được đầu tư xây dựng mới, nhưng chất lượng của các công trình đó không bảo đảm cũng là một trong những nguyên nhân để xảy ra những tại nạn đáng tiếc nói trên.
Chủ động kiểm tra để bảo đảm an toàn tính mạng cho học sinh
Trao đổi với chúng tôi, Trưởng phòng GD&ĐT quận Long Biên bà Vũ Thị Thu Hà cho biết, quận Long Biên có gần 75.000 học sinh trong năm học 2019 – 2020, ngay từ đầu năm học được sự quan tâm của Quận ủy, UBND, trực tiếp là đồng chí Phó Chủ tịch UBND quận phụ trách Văn - Xã. Phòng GD&ĐT quận đã có văn bản chỉ đạo gửi đến các nhà trường kiểm tra cơ sở vật chất, bảo đảm an toàn cho học sinh khi bước vào năm học mới.
Trưởng phòng GD&ĐT quận Long Biên còn cho biết thêm, các cấp chính quyền của quận cũng đã cho xây dựng và cải tạo lại hầu hết các các cơ sở giáo dục trên địa bàn, bảo đảm các cơ sở giáo dục khi bước vào năm học mới không có cơ sở nào không đủ các điều kiện hoạt động.
Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên bà Đinh Thị Thu Hương cũng cho biết, sự việc xảy ra đối với cháu bé tại trường tiểu học xã Tuy Lai (Mỹ Đức – Hà Nội) vào sáng ngày hôm nay 24/10 là một hồi chuông để cho chúng tôi chỉ đạo sát sao hơn nữa đối với các nhà trường trong việc bảo đảm an toàn tính mạng cho các con học sinh hiện nay.
Chúng tôi không chỉ bảo đảm an toàn tính mạng cho các con mà còn phải bảo đảm cả về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày tại trường. Vừa qua chúng tôi đã tổ chức kiểm tra đột xuất công tác ăn bán trú 4 cơ sở, hầu hết các đơn vị được kiểm tra đều đạt các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhỏ cần phải khắc phục để bản đảm cho các con được bảo vệ một cách tốt nhất về sức khỏe, bà Hương cho biết thêm.
Với quy mô 2 triệu học sinh, ngành Giáo dục Hà Nội đã chỉ đạo tất cả trường học phải tăng cường kiểm soát mọi hoạt động giáo dục để giảm nguy cơ mất an toàn. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành ngay từ những ngày đầu năm học mới.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng cho rằng, chất lượng chăm sóc, giáo dục chỉ có được khi nhà trường thực hiện tốt việc bảo đảm sức khỏe về thể chất, tinh thần cho học sinh, tạo cho các em không gian an toàn, thân thiện để học tập, vui chơi.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh rằng, việc bảo đảm an toàn cho học sinh cần được thực hiện một cách thường xuyên, các thầy giáo, cô giáo phải đặc biệt quan tâm đến sức khỏe, tinh thần của học sinh, nhất là ở cấp học mầm non, không bỏ quên nhiệm vụ chăm sóc, quản lý trẻ…
Vụ việc em học sinh trường tiểu học xã Tuy Lai bị điện giật đã gióng lên hồi chuông để các nhà trường cần chú trọng quan tâm hơn nữa đối với các em học sinh đang theo học tại nhà trường, cần kiểm tra lại các thiết bị, các công trình đang thi công không đảm bảo ản toàn, có biện pháp cảnh báo và kiểm tra khắc phục ngay những sự cố để không còn những sự việc đau lòng như thế này xảy ra.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.