Bài 1: Hà Nam, ở đâu cũng sạt lở, xuống cấp
"Cát tặc" công kích kè Thuỵ Phú
Theo con đường nhỏ, chúng tôi đến xã Thụy Phú (Phú Xuyên - Hà Nội). Vừa đến chân đê thuộc địa bàn thôn Đại Gia, chúng tôi đã nghe thấy tiếng máy nổ, máy hút cát ầm ĩ. Để “mục sở thị” cảnh hút cát trên sông, chị Lê Thị Phượng, người dân trong thôn dẫn chúng tôi ra sát bờ sông. Tại đây chúng tôi chứng kiến cảnh 5 tàu lớn bé đang đua nhau vươn vòi rồng sục xuống lòng sông hút cát. Bức xúc, chị Phượng nói: “Trước đây, người dân thôn Đại Gia thường xuyên bị hành bởi tình trạng sạt lở. Nhờ sự quan tâm của Nhà nước, đầu năm 2009, TP. Hà Nội quyết định đầu tư thi công kè Thụy Phú. Nhưng kè vừa xây xong thì dân lại bị tra tấn bởi tiếng máy nổ xình xịch suốt ngày đêm từ những con tàu hút cát”.
Còn anh Đỗ Văn Nam, sống ở gần kè Thụy Phú thì lo lắng: “Những năm gần đây, sự thay đổi dòng chảy cùng với nạn khai thác cát bừa bãi trên sông Hồng đã gây nên hiện tượng sạt lở ở khu vực thôn Đại Gia, hàng chục mét vuông đất đã lăn xuống sông, nhà của một số gia đình ở khu vực này cũng bị rạn nứt. Nếu tình trạng hút cát vẫn tiếp tục diễn ra, bờ kè sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra xói mòn, rỗng chân kè”.
Anh Nguyễn Văn Tám, một người dân trong thôn tiếp lời: “Nghe nói Đội tuần tra kiểm soát giao thông đường thuỷ số 3 (Công an TP. Hà Nội) truy quét quyết liệt lắm, hôm trước vừa xử lý 11 tàu hút cát trái phép, phạt 9, 4 triệu đồng/tàu nhưng không hiểu sao cát tặc vẫn nhiều thế?”.
Hoang mang kè Hồng Hà
Đã hơn nửa năm trôi qua nhưng đến nay, những người dân sống quanh khu vực bờ bãi sông Hồng thuộc địa bàn huyện Đan Phượng vẫn chưa hết bàng hoàng bởi trận sạt lở nghiêm trọng tháng 10 năm trước. Nhiều diện tích đất, hoa màu không cánh mà bay, người dân rơi vào cảnh lao đao vì thất nghiệp.
Anh Nguyễn Văn Vĩnh nhớ lại: “Tình trạng sạt lở kéo dài tới 4 xã: Trung Châu, Hồng Hà, Thọ An và Thọ Xuân. Nhiều gia đình đã mất hoàn toàn đất nông nghiệp. Nhà tôi cũng mất gần 3 mẫu đất”. Để minh chứng cho lời nói của mình, anh Vĩnh dẫn chúng tôi ra khu vực bến đò Thọ An và kể: “Cột mốc bến đò này lẽ ra phải nằm cách đây vài trăm mét, nhưng do sạt lở nhiều nên bến đò đã phải 3 lần chuyển bến. Bến đò cũ giờ đã nằm giữa lòng sông”.
Theo ông Kiều Văn Nghiệp, cán bộ địa chính xã Trung Châu, khoảng 4 năm trở lại đây, sông Hồng đã “ăn” hơn 50ha đất nông nghiệp của xã. Có nơi như ba thôn 6 - 7 và 8, mỗi khẩu chỉ còn khoảng 100m2 đất canh tác. Nghiêm trọng hơn, 100% diện tích đất nông nghiệp của xã Hồng Hà đã bị trôi xuống sông, cuộc sống của 63 hộ dân làng Vạn bị đe dọa trực tiếp.
Theo một cán bộ Hạt quản lý đê Đan Phượng, việc sạt lở bãi sông Hồng thuộc huyện Đan Phượng chủ yếu là do sự thay đổi dòng chảy. Bên cạnh đó, việc khai thác cát trái phép cũng là nguyên nhân không nhỏ, tác động đến con kè trọng yếu Hồng Hà, dẫn đến sạt lở nghiêm trọng tại đây.
Anh Lê Văn Luân, người dân xã Hồng Hà lo lắng: “Mùa mưa bão năm nay được dự báo là khắc nghiệt hơn nhưng những tàu cát trọng tải lớn vẫn rầm rập hút và xả cát. Không biết kè Hồng Hà sẽ chịu được bao lâu nữa?”.
Sau những lần xảy ra sạt lở nghiêm trọng, UBND TP. Hà Nội đã yêu cầu UBND các xã không để xảy ra tình trạng bơm hút, trung chuyển vật liệu trái phép. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân thì đâu vẫn vào đấy, cát tặc không những không ngừng hoạt động mà còn khai thác dữ dội hơn, đồng thời còn sử dụng những mánh khóe tinh vi hơn trước.
Thành Vinh
Bài 3: Hải Dương: Khai thác cát trái phép bất chấp lệnh cấm
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.