Theo ghi nhận tại thị trường TP.HCM, mặc dù nhiều loại trái cây Trung Quốc bị “đánh bại” ở kênh siêu thị, cửa hàng, nhưng ở chợ lẻ, sạp trái cây lề đường, trái cây Trung Quốc vẫn nhan nhản “đội lốt” hàng Việt.
Mận Trung Quốc được rao “mận Hà Nội” bán dọc đường Phan Xích Long, TP.HCM - Ảnh: Châu Anh |
Cụ thể, trên nhiều tuyến đường hiện nay mận, đào được bày bán rất nhiều, với lời giới thiệu mận Sơn La, đào Sa Pa...
Tuy nhiên, theo nhiều tiểu thương, các mặt hàng như đào Sa Pa, mận Sơn La xuất hiện khá ít tại TP.HCM vì giá khá mắc.
Chị Nguyễn Thùy Giang, chuyên phân phối các loại đặc sản phía Bắc (đường Bạch Đằng, Q.Tân Bình), cho biết giá mận Sơn La đầu mùa hái tại vườn dao động từ 25.000-28.000 đồng/kg, vận chuyển về tới Hà Nội bán ra ở mức 55.000 đồng/kg loại ngon, trong khi vận chuyển về tới TP.HCM giá mận Sơn La lên tới 85.000-90.000 đồng/kg.
Với mức giá 85.000 đồng/kg, có thời điểm chị Giang bán được 100kg chỉ trong vài ngày tại TP.HCM. Đối với đào Sa Pa hiện cũng khá hiếm, giá bán lẻ cũng gần 100.000 đồng/kg và phải đặt trước mới có hàng.
Theo chị Giang, để phân biệt mận, đào Trung Quốc với hàng trong nước không quá khó. Điểm dễ nhận thấy nhất đối với mận Sơn La thường trái chín sẽ có màu đỏ sậm, mọng, ăn ngọt, mùi rất thơm.
Trong khi hàng Trung Quốc có hai loại là mận cơm và mận đen trái lớn. Đối với mận cơm đang bị “đội lốt” nhiều trên thị trường thường có màu vàng hoặc nâu, màu xỉn chứ không đỏ, trái không đều, ăn có vị chua hơn mận trong nước. Đặc biệt, mức giá đối với hàng Trung Quốc thường khá rẻ.
Trái đào Sa Pa điểm dễ nhận thấy là nhiều lông, khi ăn phải chà cho bớt lông mới ăn được, quả chín thường ngọt và rất thơm. Đối với hàng Trung Quốc, đào thường có màu xanh hoặc vàng pha đỏ, có ít lông hoặc không có lông, ăn sẽ có vị nhạt, ít thơm, chín mềm và dễ chảy nước.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…