Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 22 tháng 9 năm 2017 | 2:14

Xử lý chó thả rông: Quyết liệt hay thận trọng?

Từ ngày 15/9, Nghị định 90/2017/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y có hiệu lực. Một tuần đã trôi qua, nhưng theo tìm hiểu của phóng viên thì tại TP. Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu vào cuộc của lực lượng chức năng; còn TP. Hồ Chí Minh đã ra quân quyết liệt.

Phố đi bộ vắng bóng “thú cưng”

Phố đi bộ tại Hà Nội cuối tuần qua hầu như không còn người dắt chó đi dạo.

Với nhiều người, chó được coi là thú cưng, được chiều chuộng và chăm sóc hết mực, tuy nhiên, khi bị thả rông và không được rọ mõm thì thú cưng lại trở thành nỗi kinh hoàng với cộng đồng. Phố đi bộ Hà Nội cuối tuần qua vắng bóng những người dắt chó đi dạo. Chị Nguyễn Thị Thanh Hương (Gia Lâm - Hà Nội) cho biết: “Tôi thường đưa con sang đây vui chơi cuối tuần, con gái tôi rất sợ chó, mỗi lần nhìn thấy chó đi qua, nó co rúm người lại, nhưng hôm nay, nghe nói dắt chó đi dạo không bịt rọ mõm sẽ bị phạt nặng nên chó vắng bóng hẳn, tôi cảm thấy an toàn hơn”.

Tại Công viên Thống Nhất, buổi chiều nào cũng có đến cả ngàn người tham gia luyện tập thể thao, rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, nhiều người vẫn mang theo cả chó ra sân tập và không chú chó nào được chủ nhân đeo rọ mõm theo đúng quy định. Tình trạng tương tự diễn ra tại Công viên hồ Thành Công, chị Trần Thị Hạnh (quận Đống Đa) thường đi thể dục tại đây bức xúc nói: “Nhiều con chó to và dữ mà chủ nhân cứ vô tư thả rông cho chạy cùng. Chúng tôi chạy bộ ở đây nhiều lúc còn bị chó chạy theo đuổi cắn. Lỡ chẳng may có chuyện gì thì cũng tự chịu chứ biết kêu ai?”.

Từ ngày 15/9/2017, Nghị định 90/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y và một số lĩnh vực khác có hiệu lực. Theo đó, nếu không đeo rọ mõm cho chó, hoặc không được tiêm phòng, hoặc không buộc xích, mà đưa ra nơi công cộng, chủ vật nuôi sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Nếu vi phạm cả hai trường hợp thì bị phạt đến 1,6 triệu đồng.

Từ ngày 15/9, Nghị định 90/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y và một số lĩnh vực khác có hiệu lực. Theo đó, nếu không đeo rọ mõm cho chó hoặc không buộc xích mà đưa ra nơi công cộng, chủ con vật sẽ bị phạt từ 600.000 - 800.000 đồng...

Chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng; chiến sĩ công an đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng với các lỗi vi phạm của chủ con vật.

Ông Đoàn Hồng Phong, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội, cho rằng, đây không phải là quy định mới mà “chuyển tiếp, bổ sung, sửa đổi nghị định cũ”, có tăng một số hình phạt, trong đó có việc chó thả rông, không đeo rọ mõm.

Theo ông Phong, Chi cục Thú y không có chủ trương thành lập đội bắt chó thả rông, không đeo rọ mõm mà chỉ tham mưu cho thành phố về chủ trương phòng chống bệnh dại và hướng xử lý với các trường hợp vi phạm.

Chi cục cũng không cử người đi phát hiện, xử phạt chủ các con chó thả rông hoặc không đeo rọ mõm, dù theo Nghị định 90/2017/NĐ-CP, đây là một trong những cơ quan có quyền phạt. Chi cục Thú y Hà Nội cho rằng, việc này “thẩm quyền chính thuộc về chính quyền địa phương”.

Liên quan đến quy định chó thả rông sẽ bị bắt, sau 72 giờ nếu không có người nhận sẽ mang đi tiêu huỷ, đại diện Chi cục Thú y Hà Nội cho biết, việc này chỉ áp dụng với con vật bị mắc bệnh mà không có người tới nhận. Những con khỏe mạnh được đưa về các tổ chức cứu hộ động vật để tiếp tục nuôi dưỡng.

Một số lãnh đạo các quận, huyện ở Hà Nội cho biết: “Trước mắt, chúng tôi sẽ tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nghiêm việc tiêm phòng dại cho chó và đeo rọ mõm, khi ra đường phải xích, có người đi theo”. Thời gian sau mới xử phạt với những người cố tình không chấp hành.

Chị Nguyễn Thị Nguyệt (Cầu Giấy - Hà Nội) cho biết, gia đình cũng nuôi chó, song chị ủng hộ chủ trương xử phạt nặng với những người không chấp hành quy định. Theo chị, việc thả rông chó không chỉ gây ảnh hưởng giao thông mà tiềm ẩn nguy cơ tấn công người đi đường, lây truyền bệnh dại.

TP. HCM ra quân quyết liệt

Ngược lại với sự thận trọng của cơ quan chức năng Hà Nội, Chi cục Thú y TP.Hồ Chí Minh ra quân rất quyết liệt để xử lý vấn nạn chó thả rông. Ông Dương Thanh Đa, Đội trưởng đội bắt chó chạy rông TP.Hồ Chí Minh, cho biết: “Khi vật nuôi ra đường không rọ mõm, xích cổ, không có người chăn dắt khi đưa chó ra nơi công cộng, theo quy định, mức phạt là 600.000 - 800.000 đồng. Không tiêm ngừa bệnh dại cho động vật bắt buộc tiêm phòng thì mức phạt cũng từ 600.000-800.000 đồng”.

Hiện, Đội bắt chó thả rông thuộc Chi cục Thú y TP.HCM có một xe chuyên dùng duy nhất mang biển số 50A 000.03 có gắn chuồng kiên cố, hai bên hông xe có bảng tuyên truyền về bệnh dại, có số điện thoại và địa chỉ nơi giữ chó, xe trang bị đèn và còi ưu tiên, nhân viên mặc áo và đội nón xanh dương, sau lưng có dòng chữ Chi cục Thú y thành phố-Trạm phòng chống dịch-Kiểm dịch động vật.

Chó bị bắt trước khi đưa về đội sẽ được báo số lượng với công an địa phương. Sau đó người nhà sẽ mang giấy tờ tùy thân và giấy tiêm phòng lên địa chỉ Đội bắt chó thả rong tại số 252 đường Lý Chính Thắng, phường 9, quận 3 để nhận diện và đóng phạt, sau đó sẽ được nhận thú nuôi về.

Nếu trường hợp chủ vật nuôi không có giấy chứng nhận tiêm phòng, Đội sẽ liên hệ ngay với lực lượng thú y quận 3 vào làm thủ tục tiêm phòng tại chỗ mới được nhận chó về.

Từ đầu năm đến nay, TP.HCM có 58 con chó thả rông trên địa bàn bị lực lượng thú y bắt, trong đó, 40 con được chủ đến đóng phạt, nhận về; 15 con chuyển cho các trường đại học, bệnh viện. Chỉ có 3 con bị tiêu huỷ do bị bệnh dại, già yếu.

 

56 người tử vong do chó dại cắn

Tại hội nghị trực tuyến phòng chống dịch bệnh vừa diễn ra tại Bộ Y tế cuối tuần qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, thống kê trong 5 năm qua, mỗi năm nước ta có 240-300 trường hợp tử vong do bệnh truyền nhiễm thì có đến 1/3 là do bệnh dại. Bệnh dại tưởng chừng đơn giản, có vắc xin phòng bệnh trên cả động vật và người, nhưng đến nay cả nước đã ghi nhận 56 ca tử vong.

Chanh (tổng hợp)

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top