Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2019 | 13:35

Xử lý rác thải không còn là bài toán khó với Hà Tĩnh

Trong khi ở nhiều địa phương, việc giải quyết vấn đề rác thải nông thôn đang gặp lúng túng thì ở Hà Tĩnh đã có hướng đi mới, hiệu quả.

tr14.jpg
Phân loại rác thải tại hộ gia đình ở xã Tượng Sơn (Thạch Hà)  đã trở thành nề nếp.

Hà Tĩnh chủ trương xây dựng mỗi gia đình có 1 hố rác; phân loại, xử lý rác thải đầu nguồn được nhân dân hưởng ứng tích cực.

“Đến từng ngõ, gõ từng nhà”

Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG XDNTM và Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Hà Tĩnh đã thực hiện thí điểm thành công mô hình thu gom, xử lý rác thải, nước thải đầu nguồn tại một số địa phương.

Đây là sự kết hợp của tư duy khoa học, sát sao thực tiễn, đồng bộ kỹ thuật và quản lý mang lại hiệu quả thiết thực, giảm bớt gánh nặng ô nhiễm môi trường nhức nhối lâu nay ở nông thôn.

 

tr14a.jpg
Những buổi tập huấn thu gom, xử lí rác thải đầu nguồn thu hút người dân các địa phương tham gia.

 

Theo đó, rác thải được phân loại thành rác tái chế, rác khó phân hủy và dễ phân hủy. Riêng rác thải hữu cơ được ủ làm phân bón tại vườn và ruộng.

Ông Dương Kim Huy, Chủ tịch UBND xã Tượng Sơn (Thạch Hà) phấn khởi cho biết: “Giờ đây chúng tôi rất tự hào vì các khu dân cư với đường thôn, ngõ xóm, cảnh quan môi trường xanh, sạch hơn, không còn hiện tượng vứt rác bừa bãi ra đường, nơi công cộng. Trong các hộ gia đình, ngoài nhà, trong bếp đều sạch mát, gọn gàng. Để có được thành quả đó, phải nói đến tính hiệu quả khi thực hiện xây dựng mô hình phân loại rác thải tại hộ gia đình trong hơn một năm qua.”

Để vận động nhân dân triển khai thực hiện phân loại, xử lý rác thải tại nguồn, Hội Phụ nữ, các đoàn thể đã thực hiện phương châm “đến từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền, hướng dẫn bà con phân loại, xử lý rác thải, xây dựng hố ủ phân hữu cơ...

 

tr14b.jpg
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Hà Tĩnh hướng dẫn người dân sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý rác thải.

 

Sản xuất phân hữu cơ vi sinh

Chị Hoàng Thị Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Lộc Hà,cho biết: Phân loại và xử lý rác ngay tại gia đình đã góp phần bảo vệ môi trường, đỡ chi phí cho các xe chở rác và có thêm phân để bón cho cây. Mô hình này ngày càng được người dân đồng thuận bởi tính hiệu quả trong việc hạn chế đầu vào của rác thải, trong khi đầu ra đang rơi vào tình trạng quá tải, không còn chỗ chôn lấp rác. Từ việc tận dụng phế phẩm, rác thải đã được phân loại, nhiều chị em còn mạnh dạn ứng dụng quy trình “sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải nông nghiệp” ngay tại hộ gia đình để tái sử dụng làm nguồn phân bón cho cây trồng, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình.

 

 

tr14c.jpg
Sau khi phân loại rác tại nguồn, lượng rác thu gom đưa đi xử lí giảm nhiều.

 

“Từ cách làm hiệu quả ở một số địa phương thời gian qua, chắc chắn xử lý rác thải, nước thải sẽ không còn là bài toán khó đối với Hà Tĩnh. Đặc biệt, mô hình không chỉ khắc phục triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn, mà còn mang lại nguồn lợi từ nguồn phân bón vi sinh để cải tạo đất nông nghiệp, biến vùng nông thôn trở thành khu dân cư xanh, những miền quê đáng sống”, bà Dương Thị Ngân, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Hà Tĩnh nói.

tr14d.jpg
Đường vào thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn xanh, sạch, đẹp và không hề có rác.

 

 

 

 

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top