Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 21 tháng 3 năm 2019 | 21:53

Ý thức cá nhân là yếu tố cốt lõi để phòng, chống DTLCP

Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại 15 xã thuộc 2 huyện Yên Định, Thiệu Hóa và TP. Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa), buộc phải tiêu hủy 1.230 con lợn (62.829,5kg).

Trước mức độ lây lan của dịch, ý thức cá nhân được xem là yếu tố cốt lõi để ngăn chặn và phòng, chống DTLCP hiệu quả.

 

phun-thuốc-khử-trùng-tránh-lây-nhiễm-cho-đàn-lợn-tại-trang-trại-nhà-ông-vũ-đình-hà-thôn-tân-ngữ-2-xã-định-long-huyện-yên-định-ảnh-danh-lam.jpg
Phun thuốc khử trùng, tránh lây nhiễm cho đàn lợn tại trang trại nhà ông Vũ Đình Hà, thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long, huyện Yên Định. Ảnh: Danh Lam.

Uy hiếp ngành chăn nuôi lợn

Thanh Hóa có đàn lợn dao động từ 812 nghìn đến 1,2 triệu con, được nuôi tại hơn 500 trang trại, 2.334 gia trại, 190.197 hộ gia đình.

Từ khi xuất hiện ổ DTLCP đầu tiên đến nay, trên địa bàn Thanh Hóa đã xảy ra dịch tại 28 hộ dân, thuộc 17 thôn của 15 xã ở 2 huyện Yên Định, Thiệu Hóa và TP. Thanh Hóa, buộc phải tiêu hủy 1.230 con lợn, với tổng trọng lượng 62.829,5 kg.

Tại huyện Yên Định, DTLCP đã xảy ra tại 10 hộ của 07 thôn thuộc các xã Định Long, Định Tường, Định Bình, Định Thành, Định Liên và thị trấn Quán Lào, buộc phải tiêu hủy 892 con (42.024,5kg).

Tại huyện Thiệu Hóa, DTLCP bắt đầu phát sinh ở đàn lợn 10 con của gia đình ông Nguyễn Khắc Hùng, trú xóm 1, xã Thiệu Phúc, với số lượng 4/10 con bị nhiễm bệnh, buộc phải tiêu hủy toàn bộ. Đến nay, dịch đã xảy ra tại 17 hộ thuộc 09 thôn của 08 xã  (Thiệu Phúc, Thiệu Long, Thiệu Công, Thiệu Tiến, Thiệu Trung, Thiệu Vũ, Thiệu Thành, Thiệu Thịnh), buộc phải tiêu hủy 334 con (20.565kg).

Tại TP. Thanh Hóa, DTLCP xuất hiện trên đàn lợn 4 con của 1 hộ chăn nuôi ở thôn Đông, xã Đông Lĩnh, buộc phải tiêu hủy toàn bộ, với tổng trọng lượng 240 kg.

Phát huy tinh thần sáng tạo, không trông chờ ỷ lại

Để phòng chống và dập DTLCP, UBND tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng chỉ đạo các sở, ban ngành, cơ quan chức năng và  các địa phương tập trung thực hiện quyết liệt công tác phòng chống và dập dịch. Ngày 18/3 vừa qua, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị đánh giá, bàn các biện pháp cấp bách để khống chế, ngăn chặn DTLCP.

Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa, nhận định: “Trước diễn biến phức tạp của  DTLCP đối với cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, lãnh đạo tỉnh yêu cầu các ngành, các địa phương phải tiếp tục quán triệt tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ chống dịch như chống giặc; huy động tối đa lực lượng và vật tư cho công tác phòng, chống dịch; trong phòng chống dịch phải phát huy tinh thần sáng tạo, không trông chờ ỷ lại”.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa giao Sở Tài chính phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, tham mưu và khẩn trương có báo cáo về phương án hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh cho người chăn nuôi và người tham gia chống dịch. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các ngân hàng tín dụng trên địa bàn điều chỉnh hạn trả nợ, nhằm giúp người chăn nuôi duy trì sản xuất, vượt qua khó khăn.

Sở Công Thương tổ chức xúc tiến, xây dựng cụ thể kế hoạch tiêu thụ lợn sạch tại các địa phương, tránh thiệt hại cho người chăn nuôi.

Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng phương án, kế hoạch để duy trì và phát triển tốt công tác chăn nuôi lợn, chú ý công tác tái đàn cho các địa phương có lợn bị tiêu hủy.

Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Sơn, Phó chi cục Thú y Thanh Hóa, nhận định: “Hiện Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống, ngăn chặn và dập dịch từ khâu khoanh vùng, tiêu hủy, phun hóa chất, rắc vôi bột để tiêu độc khử trùng, lập chốt, trạm kiểm soát động vật… Tuy nhiên, việc ý thức tự giác phát hiện, báo tin và chủ động phối kết hợp với các cơ quan chức năng của từng cá nhân là yếu tố cốt lõi, để phòng chống, ngăn chặn và dập dịch hiệu quả”.

 

 


==

Văn Cương - Xuân Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top