Sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ hỗ trợ cho việc vay mua, thuê nhà kết thúc, nhiều kiến nghị Chính phủ cùng các bộ, ngành tiếp tục có gói tín dụng hỗ trợ khác để cho vay ưu đãi về nhà ở. Mới đây, Chính phủ đã cơ cấu dành cho ngân hàng 500 tỷ đồng để tái khởi động chính sách này. Phía Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) cũng huy động thêm 500 tỷ đồng sẽ chính thức cho vay mua/thuê mua nhà ở xã hội trong năm 2018.
Theo đó, sau khi kết thúc gói tín dụng 30.000 tỷ và chưa có nguồn vốn tín dụng ưu đãi khác thay thế nên các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội này lâm vào hoàn cảnh không thể thực hiện tiếp hợp đồng, hoặc phải vay thương mại với lãi suất cao kèm theo điều kiện phải có tài sản thế chấp, hoặc phải vay ngoài xã hội với lãi suất rất cao.
Ở khía cạnh khác, chủ đầu tư do thiếu vốn, nhiều trường hợp đã phải giãn tiến độ thực hiện công trình, dẫn đến công trình dở dang kéo dài, gây lãng phí của cải xã hội, bào mòn nguồn lực của chủ đầu tư, người mua không được nhận nhà đúng theo tiến độ đã thỏa thuận.
Những khách hàng có nhu cầu mua nhà ở xã hội sẽ được NHCSXH cho vay từ năm 2018
Trước vấn đề này, ngay sau khi Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ quy định Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay chương trình nhà ở xã hội thì NHCSXH đã tiến hành các bước chuẩn bị để sẵn sàng thực hiện cho vay ngay khi Chính phủ cấp vốn thực hiện chương trình. Theo đó, hiện Chính phủ đã cơ cấu dành cho ngân hàng 500 tỷ đồng để tái khởi động chính sách này. Ngân hàng cũng huy động 500 tỷ đồng nữa. Ngoài ra, nhiều địa phương cũng có kế hoạch ủy thác cho vay. Trong năm 2018, NHCSXH sẽ chính thức cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội.
Về hình thức vay cũng có sự đột phá, cụ thể khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ NHCSXH phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại NHCSXH hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay.
Liên quan đến gói tín dụng hỗ trợ về nhà ở, trước đó Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo phân bổ khoảng 1.000 tỉ đồng nằm trong nguồn vốn 2.000 tỷ đồng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ cho NHCSXH cho các tổ chức tín dụng để sớm triển khai cấp tín dụng cho các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội.
Ngoài ra, HoREA cũng có kiến nghị phân bổ ngân sách hàng năm khoảng từ 1.000 - 2.000 tỷ đồng trong giai đoạn từ năm 2018 - 2020 để cho các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội vay với mức lãi suất khoảng 4,8%/năm./.
Mạnh Tiến
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.