Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 14 tháng 7 năm 2019 | 17:45

13.737 container phế liệu "nằm chờ" tại các cảng biển

Theo Tổng cục Hải quan, hiện có 13.737 container phế liệu đang "nằm chờ" tại các cảng biển Việt Nam.

Nhiều container vô chủ

Cụ thể, có 5.150 container lưu giữ tại cảng dưới 30 ngày, 3 container lưu giữ từ 30 ngày đến 90 ngày. Đặc biệt có tới 8.584 container nằm tại cảng trên 90 ngày và trong tình trạng "vô chủ".

Phía Hải Quan cho biết, việc các nước xung quanh Việt Nam như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Philippines... ban hành các chính sách cấm, hạn chế nhập khẩu phế liệu đã tạo ra áp lực lớn cho ngành Hải quan trong hoạt động giám sát, quản lý phế liệu nhập khẩu.

Số container phế liệu tồn đọng quá 90 ngày ở trên đã được đăng thông báo rộng rãi nhưng vẫn chưa thấy đơn vị nhập khẩu đến nhận.

 

gan-14000-container-phe-lieu-nam-cho-tai-cac-cang-bien1562996320.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 

Gần đây, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 3159/VPCP-KTTH ngày 18/4/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc yêu cầu Bộ Tài chính lấy ý kiến các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Tư pháp, Công an về việc xử lý hàng hóa tồn đọng là phế liệu tại các cảng biển, Bộ Tài chính cũng đã có công văn đề nghị các Bộ căn cứ chức năng nhiệm vụ, tham gia ý kiến đối với dự thảo về biện pháp xử lý hàng hóa tồn đọng là phế liệu tại cảng biển, các công tác cần triển khai của các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố để xử lý hàng hóa tồn đọng theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ.

Ngay sau đó, Bộ Tài chính cũng đã có công văn đề nghị các Bộ căn cứ chức năng nhiệm vụ, tham gia ý kiến đối với dự thảo về biện pháp xử lý hàng hóa tồn đọng là phế liệu tại cảng biển, các công tác cần triển khai của các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố để xử lý hàng hóa tồn đọng theo chỉ đạo. 

Trên thực tế, số container mà hãng tàu tái xuất chất thải, phế liệu ra rất ít, vì hãng tàu phải tìm nơi để chuyển chất thải đến, theo đúng quy định thì phải trở lại nước đã xuất lô rác, chất thải này.

Hiện Bộ Tài chính đang tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến và báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định về phương án xử lý hàng hóa tồn đọng là phế liệu tại cảng biển.

Phế liệu nhựa tràn về Việt Nam sau lệnh cấm của Trung Quốc

Việt Nam là thị trường nhập khẩu phế liệu nhựa lớn thứ 3 thế giới giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11/2018 với khối lượng 443.600 tấn, đứng sau Malaysia và Thái Lan, theo dữ liệu từ The Guardian.

Trong giai đoạn từ giữa năm 2017 tới giữa năm 2018, khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Malaysia, Việt Nam và Thái Lan là những thị trường nhập khẩu nhựa phế liệu chính.

Nghiên cứu của GreenPace gần đây cho biết, nhập khẩu của Việt Nam đã tăng vọt lên mức 100.000 tấn/tháng vào giữa năm 2017 và sau đó giảm xuống mức khoảng 7.500 tấn vào giữa năm 2018.

Cuối năm 2018, mức nhập khẩu của Việt Nam gia tăng nhẹ lên khoảng 16.000 tấn mỗi tháng. Nhật Bản là nhà xuất khẩu phế liệu nhựa lớn nhất cho Việt Nam tính đến thời điểm tháng 11/2018.

 

nhựa-phế-liệu.jpg
Động thái cấm nhập khẩu nhựa phế liệu của Trung Quốc đã đẩy dòng chảy sang các nước đang phát triển tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam. Ảnh: Anadolu Agency/Getty Images

 

Số lượng phế liệu nhựa xuất khẩu từ Mỹ sang Việt Nam đã giảm dần kể từ thời điểm sau quý I/2018 dù trước đó đây là nhà xuất khẩu lớn và có những thời điểm vượt Nhật Bản.

Tổng cục Hải quan đánh giá việc nhập khẩu, mua bán phế liệu ở Việt Nam có chiều hướng gia tăng mạnh, có nhiều diễn biến phức tạp vào khoảng thời gian sau khi Trung Quốc thực hiện chính sách cấm nhập khẩu 24 loại phế liệu.

Trong 5 tháng đầu năm 2018, khối lượng nhựa phế liệu nhập khẩu tăng đột biến với tốc độ gần 200% so với cả năm 2017.

Nhiều năm qua, Trung Quốc là nơi nắm giữ phần lớn nhựa phế liệu từ khắp nơi trên thế giới. Quốc gia này đã phát triển ngành công nghiệp thu hoạch và tái sử dụng các loại nhựa, tạo ra những sản phẩm có giá trị và bán lại cho phương Tây.

Tuy vậy, phần lớn những gì được nhập khẩu vào đều khó để tái chế và thường được chôn lấp sau đó.

Trong bối cảnh lo ngại về môi trường và sức khỏe ngày càng tăng, Trung Quốc quyết định dần đóng cửa với việc nhập khẩu phế liệu nhựa.

Tháng 7/2017, Trung Quốc thông báo lên WTO về việc cấm nhập khẩu chất thải nhựa gia đình và 23 loại chất thải rắn khác kể từ ngày 31/12/2017. Từ ngày 31/12/2018, nước này tiếp tục thắt chặt hơn nữa việc nhập khẩu các loại rác thải nhựa, bao gồm rác thải có nguồn gốc từ gia đình và công nghiệp.

Theo nghiên cứu của GreenPace, nhập khẩu phế liệu nhựa của Trung Quốc đã giảm từ hơn 600.000 tấn/ tháng trong năm 2016 xuống mức chỉ còn 30.000 tấn/ tháng kể từ khi bắt đầu năm 2018 và ổn định từ đó.

Việc thắt chặt của Bắc Kinh đã khiến lượng xuất khẩu phế liệu nhựa phải tìm các khu vực khác để đổ về, điển hình là tại các quốc gia đang phát triển tại Đông Nam Á.

Việt Nam xếp hạng kém trong lĩnh vực xử lý rác thải nhựa

Rất nhiều quốc gia nhập khẩu rác có xếp hạng rất kém về mức độ xử lý chất thải nhựa. Malaysia, nước nhập nhựa tái chế lớn nhất của Mỹ kể từ lệnh cấm của Trung Quốc, đã xử lý không đúng 55% chất thải nhựa, đồng nghĩa với việc số lượng này bị đổ hoặc không xử lý đúng cách tại các bãi rác mở.

Con số này ở Việt Nam thậm chí còn lên tới 86%, gây ra nguy cơ lớn đối với môi trường.

Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 17/9/2018 nhận định trước thực tế một số thị trường nhập khẩu phế liệu lớn của thế giới hạn chế, cấm nhập khẩu một số loại phế liệu tạo nên sự dịch chuyển lượng lớn vào các nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Việc nhập khẩu phế liệu, dây chuyền công nghệ sản xuất, tái chế nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ là kẽ hở để Việt Nam có nguy cơ trở thành nơi tiếp nhận chất thải và công nghệ sản xuất, tái chế lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường từ các nước khác trên thế giới.

Theo đó, không cấp mới Giấy xác nhận, không gia hạn Giấy xác nhận đối với đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu; không cấp phép cho các cơ sở sản xuất nhập khẩu phế liệu về chỉ để sơ chế, xử lý và bán lại nguyên liệu cũng như không cho phép hoạt động đối với các làng nghề tái chế gây ô nhiễm môi trường.

Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu sẽ được điều chỉnh theo hướng không cho phép nhập khẩu các loại phế liệu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trướng cao, những loại phế liệu trong nước đang sẵn có nguồn nguyên liệu, phế liệu.

Kể từ ngày 01/10/2018, không cho phép phế liệu nhập khẩu thông qua các cửa khẩu bằng đường bộ và đường sắt vào Việt Nam.

Những động thái này đã giúp việc nhập khẩu của Việt Nam giảm xuống đáng kể vào thời điểm từ giữa năm 2018. 

 

 

 

PV (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top