Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 25 tháng 6 năm 2023 | 21:52

Ba đột phá cho nghề nuôi cua ở Cà Mau phát triển bền vững

Sản phẩm Cua Cà Mau hiện nay chủ yếu xuất tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc nên dễ gặp nhiều rủi ro, bị đối tác thao túng giá cả, không ổn định, khó tổ chức sản xuất theo hướng bền vững.

Trước thực trạng đó, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã cử đại diện là Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) tìm hiểu, nghiên cứu khá sâu về thị trường Trung Quốc, nhất là thị trường tiêu thụ mặt hàng Cua Cà Mau làm đầu mới xuất chính ngạch. Mới đây, UBND tỉnh và Tập đoàn Viettel, Viettel Post thống nhất cùng xây dựng Đề án tổ chức lại sản xuất và xuất khẩu chính ngạch sản phẩm Cua Cà Mau với 3 đột phá

Ba đột phá đó là: đột phá nghề cua, trong đó tập trung nghiên cứu áp dụng khoa học, công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; đột phá trong Logistic, tập trung xây dựng hệ thống giảm sát quản lý tối ưu thời gian vận chuyển, đảm bảo chất lượng và độ tươi ngon của Cua trong quá trình vận chuyển; đột phát trong thương mại, trong đó tập trung cho phát triển thương mại đa kênh, gồm cả thương mại điện tử, tiếp cận nhiều thị trường tiềm năng ở Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và các nước lân cận.

Khi Đề án tổ chức lại sản xuất và xuất khẩu chính ngạch sản phẩm Cua Cà Mau với 3 đột phá được triển khai thực hiện (dự kiến vào cuối tháng 9/2023), kỳ vọng sẽ đưa nghề nuôi cua tại Cà Mau phát triển ổn định, bền vững và ngày càng nâng cao giá trị cạnh tranh, tăng cao thu nhập cho người nuôi cua…

Cua biển Cà Mau là sản phẩm thuỷ sản thuộc thế mạnh và nằm trong nhóm đối tượng tái cơ cấu của ngành nông nghiệp. Diện tích thả cua hàng năm trên địa bàn tỉnh khoảng trên 250.000 ha, sản lượng thu hoạch ước khoảng trên 25.000 tấn, giá trị thương phẩm trên 10.000 tỷ đồng/năm, góp phần tăng thu nhập đáng kể cho người nuôi thuỷ sản (chỉ đứng sau các sản phẩm tôm).

Cà Mau là địa phương có sản lượng cua nhiều nhất trong cả nước. Đồng thời, một số vùng nuôi cua của Cà Mau cũng đã được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý và bảo hộ với hình thức nhãn hiệu tập thể nhằm tăng cường hơn nữa quản lý, kiểm soát chất lượng và quảng bá thương hiệu sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm Cua của địa phương được đánh giá là sản phẩm đặc sản địa phương, được người tiêu dùngtrong và ngoài nước đánh giá rất cao nhờ có chất lượng vượt trội, thịt chắc, thơm ngon, vị đậm đà./.

 

Trần Nguyên/Báo Cà Mau
Ý kiến bạn đọc
Top