Thủ tướng yêu cầu Bộ KH&ĐT luôn xung kích, tiên phong trong thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các mô hình kinh tế mới, ngành nghề mới, thúc đẩy đổi mới sáng tạo với tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên góp phần thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế.
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư diễn ra vào sáng 11/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư luôn xung kích, tiên phong trong thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các mô hình kinh tế mới, ngành nghề mới, thúc đẩy đổi mới sáng tạo với tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên góp phần thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng Bộ KH&ĐT và ngành KHĐT tiếp tục vượt qua chính mình, đẩy mạnh nghiên cứu, tham mưu chiến lược để làm tốt hơn nữa việc kiến tạo phát triển, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã chỉ ra 10 điểm sáng của ngành trong đó nhất mạnh, Bộ đã phát triển hệ tư duy mới, tầm nhìn chiến lược mới về phát triển, phù hợp với thế và lực mới của đất nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với từng ngành, lĩnh vực và từng địa phương ở cả hiện tại và tương lai.
Đặc biệt, trong đầu tư công đã nỗ lực khắc phục bằng được tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, chia cắt, lợi ích cục bộ để tập trung nguồn lực đầu tư các công trình, dự án lớn, đường cao tốc, liên vùng, ven biển… các “quả đấm thép” cho đột phá hạ tầng của đất nước và các địa phương.
Đã giảm từ khoảng 60 chương trình mục tiêu giai đoạn 2011-2015 xuống 21 chương trình giai đoạn 2016-2020, đến nay chỉ còn 3 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021-2025.
Cắt giảm khoảng 12.000 dự án sử dụng ngân sách Trung ương trong giai đoạn 2016-2020 xuống dưới 5.000 dự án trong giai đoạn 2021-2025 để tập trung đầu tư trọng tâm, trọng điểm những dự án lớn, quan trọng, nền tảng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế, quan tâm thực hiện mục tiêu đến năm 2025 có khoảng 3.000 km đường cao tốc và đến năm 2030 có khoảng 5.000 km; vận dụng hiệu quả cơ chế thị trường để loại bỏ hơn 3.000 quy hoạch sản phẩm các loại, giúp loại bỏ hàng nghìn điều kiện kinh doanh và giấy phép con.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao, biểu dương sự nỗ lực và kết quả rất đáng ghi nhận của toàn thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển KTXH của đất nước ta trong năm 2023 và thời gian qua.
Thủ tướng đánh giá, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã biết phát huy thành quả của các thế hệ trước đây, thực hiện tốt vai trò của cơ quan tổng hợp tham mưu cấp chiến lược, cơ quan đầu mối, điều phối điều hành kinh tế vĩ mô; công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách tiếp tục được chú trọng, đẩy mạnh triển khai thực hiện.
Công tác quy hoạch đã có sự thay đổi rõ rệt trong tư duy và hành động, đáp ứng tiến độ, chất lượng; giải ngân vốn đầu tư công được triển khai quyết liệt gắn với tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát; đóng góp tích cực vào cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài; đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo có bước phát triển mạnh mẽ, định hình hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
Cùng với đó, Thủ tướng đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm, trong đó đặc biệt lưu ý, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối, chính sách theo các Nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Phải đoàn kết, chung sức đồng lòng, phát huy sức mạnh, trí tuệ tập thể. Phải nắm chắc tình hình thực tiễn, phản ứng chính sách chủ động, kịp thời, linh hoạt, đúng thời điểm, hiệu quả.
Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2024 là năm bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm 2021-2025. Dự báo tình hình năm 2024 tiếp tục khó khăn và có thể khó khăn hơn năm 2023. Bộ KH&ĐT cần làm tốt chức trách và nhiệm vụ được giao, phát huy cao nhất vai trò là cơ quan tổng tham mưu.
Đảng, Nhà nước, Chính phủ mong muốn và tin tưởng Bộ luôn có tư duy sắc bén, đổi mới, nắm bắt nhanh nhạy các vấn đề nổi lên của thế giới, đất nước và có tầm nhìn xa, tham mưu các quyết sách lớn về KTXH cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ.
Luôn coi trọng và làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và tổ chức thực hiện; đây vừa là đòi hỏi cấp bách, khâu đột phá quan trọng, vừa là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài tạo động lực phát triển KTXH nhanh và bền vững.
Luôn xung kích, tiên phong trong thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các mô hình kinh tế mới, ngành nghề mới, thúc đẩy đổi mới sáng tạo với tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên góp phần thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Luôn đi đầu trong chuyển đổi số, tạo động lực mạnh mẽ phát triển các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế; góp phần tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia; trở thành công cụ quan trọng trong xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập ngày càng sâu rộng.
Luôn đẩy mạnh hiệu lực, hiệu quả của công tác thống kê nhà nước; hiện đại hóa theo hướng khoa học, phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ, phục vụ ngày càng tốt hơn sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.
Thủ tướng nhấn mạnh, Bộ cần đẩy mạnh nghiên cứu chiến lược và tham mưu chiến lược để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ kiến tạo cho phát triển và đẩy mạnh đổi mới sáng tạo. Đồng thời nắm chắc, bám sát tình hình thực tế trong và ngoài nước để trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, chủ động, tích cực đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp theo thẩm quyền để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và vượt qua thách thức, để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước nhanh và bền vững, bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Bên cạnh đó, Bộ phải tổ chức thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, sự điều hành, quản lý của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, đề cao trách nhiệm cá nhân với một tinh thần chủ động, sáng tạo tự lực, tự cường để hoàn thành nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó.
Thủ tướng yêu cầu Bộ phải bám sát các Kết luận, Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, cụ thể hóa để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể năm 2024 với chủ đề: “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững” với tinh thần “Năm quyết tâm”, trong đó tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong công tác điều hành kế hoạch và điều phối kinh tế vĩ mô.
Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả 3 đột phá chiến lược; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển; Tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và nghiên cứu, tham mưu triển khai các mô hình kinh tế mới; Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường công khai, minh bạch.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển doanh nghiệp; Làm tốt công tác hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài và các nguồn lực từ bên ngoài; làm tốt nhiệm vụ Thường trực Tiểu ban Kinh tế - Xã hội; thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng.
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và đảng viên. Tăng cường xây dựng, chính đốn Đảng, ngăn chặn suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” gắn với thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một cách thực chất, hiệu quả; kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Huân chương Lao động cho các đơn vị, cá nhân ngành KHĐT - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Với bề dày truyền thống vẻ vang 79 năm, Thủ tướng tin tưởng tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được; nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức; phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.