Theo các chuyên gia, các nhà đầu tư, doanh nghiệp cần có định hướng và chuẩn bị đón xu hướng để đến khi thay đổi chính sách sẽ nắm bắt cơ hội lớn, tạo lập vị thế mới.
Khó khăn tiếp tục bủa vây
Thị trường bất động sản đang ghi nhận hàng loạt khó khăn khi thanh khoản thấp, nguồn cung khan hiếm, hạn chế room tín dụng, lãi suất tăng cao... Một số địa phương từng xảy ra cơn sốt như Bình Phước, Long An, Hải Dương, Bắc Ninh, Hoà Bình, Thái Bình… đang ghi nhận tình trạng giảm giá bán để nhanh chóng thoát hàng. Sự trầm lắng của thị trường được cho là vòng xoay đúng quỹ đạo sau khoảng thời gian tăng nóng của bất động sản.
Những khó khăn hiện tại của thị trường địa ốc khiến nhiều người dự đoán giá bất động sản còn giảm mạnh ở thời điểm cuối năm 2022 và sang năm 2023.
Nhiều chuyên gia dự đoán giá bất động sản còn giảm mạnh ở thời điểm cuối năm 2022 và sang năm 2023.
Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho hay, trong quý cuối năm 2022 và đầu năm 2023, nguồn cung nhà ở sẽ tiếp tục khan hiếm nhưng giá bán sẽ không tăng. Tuy nhiên, với việc Chính phủ cố gắng tháo gỡ các rào cản khó khăn thời gian qua thì thị trường bất động sản sẽ dần có sự cân bằng tốt hơn trong năm 2023.
Dự báo về thị trường những tháng đầu năm 2023, nhiều chuyên gia cho rằng, dù còn khó khăn nhưng thị trường cũng sẽ dần ổn định hơn khi chính sách liên quan lãi suất tín dụng, tỷ giá được ban hành ổn định.
Động thái kiểm soát hạn mức tín dụng của phía ngân hàng sẽ vẫn được áp dụng mạnh mẽ trong năm 2023, lãi suất sẽ phải điều chỉnh tăng dưới sức ép của lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu. Do đó, khó khăn có thể tiếp tục bủa vây cả doanh nghiệp lẫn người tham gia thị trường và tình trạng này có thể kéo dài sang năm 2023 nếu cơn khát vốn chưa được giải tỏa.
Thách thức cũng là cơ hội
Theo chuyên gia, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn duy trì xu hướng phục hồi khả quan. Kỳ vọng dòng vốn được khai thông trong năm 2023 là có cơ sở nếu xem xét đến vấn đề tín dụng từ năm 2011 đến nay dù Chính phủ áp hạn mức tín dụng để duy trì sự phát triển ổn định cho thị trường và dòng vốn vào bất động sản vẫn tăng trưởng qua các năm chứ không suy giảm.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng năm tới được coi là cơ hội vàng để giải quyết những khó khăn, chồng chéo những vấn đề vướng mắc của thị trường bất động sản, bởi Nghị quyết 18-NQ/TW sẽ tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao…
Ông Châu còn cho biết thêm, Việc sửa đổi Luật Đất đai 2013 và một số luật liên quan đang được Quốc hội xem xét, một khi được thực thi sẽ tháo gỡ vướng mắc nguồn cung bất động sản.
Đây có thể được xem như một đợt "thanh lọc" thị trường hướng tới mục tiêu bền vững.
GS Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng trong bối cảnh tình hình chung trên thế giới trong một năm nữa cũng khó thay đổi nhiều. Ông Võ nhận định tình hình kinh tế các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu… khả năng hướng xấu nhiều hơn tốt. Theo đó, nếu Chính phủ có những chính sách đặc thù hỗ trợ thị trường bất động sản thì thị trường này mới có xu hướng tích cực hơn.
Dự kiến năm 2023 sẽ có nhiều hơn những dự án thuộc phân khúc trung cấp, bình dân triển khai ra thị trường. Điều này sẽ giúp cân bằng giá nhà và giúp lượng lớn người có nhu cầu mua ở thực tiếp cận với nguồn cung phù hợp hơn.
Đối mặt với những khó khăn trước mắt, nhiều chuyên gia cùng các doanh nghiệp vẫn có những niềm tin về sự ổn định và "thanh lọc" cho lĩnh vực này trong thời gian tới để có thể phát triển bền vững.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.