Do ảnh hưởng của bão số 3, tổng diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả ở Hà Nam bị ảnh hưởng là 8.433,6 ha, trong đó, lúa 7.798,6ha; rau màu 432 ha; cây ăn quả 203 ha.
Người dân tập trung khắc phục hậu quả sau bão.
Do ảnh hưởng của bão số 3, tổng diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả ở Hà Nam bị ảnh hưởng là 8.433,6 ha, trong đó: Diện tích lúa 7.798,6ha; diện tích cây rau màu 432 ha; diện tích cây ăn quả 203 ha.
Để khắc phục kịp thời ảnh hưởng của cơn bão số 3 và phòng chống dịch hại cây trồng đến cuối vụ mùa 2024, Sở NN&PTNT tỉnh Hà Nam vừa có văn bản về việc chỉ đạo khắc phục ảnh hưởng cơ bão số 3 và phòng, chống dịch hại cây trồng đến cuối vụ mùa 2024. Theo đó, Sở đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo một số nội dung sau:
Đối với cây lúa: Thu hoạch nhanh các diện tích lúa đã chín, nhất là diện tích bị đổ, ngập; phối hợp chỉ đạo tiêu thoát nước nhanh nhất có thể trên trục chính, kênh mương và nội đồng( rút nước dưới cổ bông, cổ đòng) để bảo vệ đối với các diện tích lúa còn lại chưa thể thu hoạch.
Những diện tích lúa đã trỗ xong bị đổ nhưng chưa thể thu hoạch cần khẩn trương dựng lúa lên, buộc túm từ 3-5 khóm để đảm bảo tỷ lệ kết hạt. Những diện tích lúa chưa trỗ bị đổ, ngập: Rút nước, dựng lúa( đối với diện tích bị đổ) để tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng phát triển.
Đối với diện tích lúa chưa có thể cho thu hoạch bị đổ phải dựng buộc (nhất là đối với cây lúa đang ở giai đoạn chưa trỗ đến chín sữa) thì khi cây hồi phục cần cố gắng bỏ dây buộc để đảm bảo sinh trưởng phát triển của cây và thuận lợi cho việc phòng chống sâu bệnh hại hiệu quả.
Biện pháp phòng, chống dịch hại lúa đến cuối vụ mùa 2024
Sâu đục thân 2 chấm lứa 5: Trưởng thành tiếp tục vũ hóa từ nay đến cuối vụ, có hiện tượng dồn mật độ gây hại các diện tích lúa chưa trỗ. Mật độ ổ trứng trung bình 0,3 – 0,5 ổ/m2, nơi cao 2 - 4 ổ/m2, cục bộ > 10 ổ/m2. Biện pháp chỉ đạo như sau:
Chỉ đạo phun trừ cho các diện tích có mật độ ổ trứng ≥ 0,3 ổ/m2 vào giai đoạn lúa trỗ thấp tho 1 - 5% số bông. Những nơi có mật độ ổ trứng > 1 ổ/m2 phải phun kép 2 lần; lần 1 khi lúa trỗ thấp tho 1-5% số bông, lần 2 cách lần 1 từ 4 - 5 ngày.
Sử dụng các loại thuốc: Incipio® 200SC; Voliam targo 063SC; Prevathon 5SC, 35WG ...
Bệnh khô vằn, vàng lá, lem lép hạt: Tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Biện pháp phòng trừ:
Đối với diện tích lúa đã trỗ thoát đến đỏ đuôi (đặc biệt lưu ý diện tích lúa bị đổ): Kiểm tra và chỉ đạo phun trừ cho các diện tích có tỷ lệ bệnh trên 10% vết bệnh cấp 5 -7. Sử dụng thuốc tiếp xúc theo hướng dẫn trên nhãn mác như Validacin 5SL; Vali 5SL; Valivithaco 5SL, 5SC, 5WP… phun thuốc trực tiếp vào vết bệnh.
Đối với các diện tích lúa chưa trỗ: Phun trừ 100% diện tích trước khi lúa trỗ kể cả đối với các diện tích đã phun.
Sử dụng 1 số loại thuốc trừ khô vằn, lem lép hạt như: Thuốc sinh học Tricô ĐHCT-Lúa von 108 bào tử/g WP; Subtial 100WP; Chubeca 1.8SL; B Cure 1.75WP... Thuốc khác: Anvil 5SC; Moren 25WG; Tiptop 250EC; Tilt super 300EC; Chevin 5SC; Callihex 5SC; Nevo 330 EC; Atulvil 5.55SC; Evitin 50SC ... theo liều lượng ghi trên nhãn mác.
Rầy nâu - rầy lưng trắng lứa 7: Dự kiến rầy nở rộ từ 15/9 - 25/9. Khả năng mật độ trung bình 300 - 500 con/m2, cao 1.500 - 2.000 con/m2, cục bộ ổ > 3.000 con/m2 gây cháy diện hẹp đặc biệt trên các diện tích trũng hẩu, các diện tích phun trừ rầy lứa 6 không đảm bảo, diện tích lúa bị đổ ngã nếu không được phòng trừ kịp thời.
Đối với rầy lứa 7, yêu cầu các địa phương giám sát chặt chẽ diễn biến mật độ, mức độ nhiễm rầy trên từng cánh đồng; chỉ đạo phun trừ cho các diện tích có mật độ ≥ 1.500 con/m2.
Kỹ thuật phòng trừ: Đúng thời điểm phun trừ khi rầy chủ yếu ở tuổi 1, 2.
Đúng thuốc Nhất thiết phải kết hợp một trong các loại thuốc nội hấp: Oshin 20WP, 100SL; Elsin 600WP; Regunta 200WP; Applaud 25WP, 25SC; Encofezin 25WP; Chess 50WG; Chersieu 50WG; Butyl 10WP, 40WG; Ramsuper 75WP ... với một trong các loại thuốc tiếp xúc như: Bassa 50EC; Excel Basa 50EC ...
Đúng nồng độ và liều lượng: Giữ nguyên nồng độ của từng loại thuốc theo hướng dẫn trên bao bì nhãn mác. Đúng kỹ thuật: Phải rẽ lúa thành từng luống 5 - 6 hàng (0,8 - 1m) .Đảm bảo phun 2 -3 bình 12 -16 lít nước đã pha/sào phun kỹ đều phần phía dưới của gốc lúa để thuốc tiếp xúc trực tiếp với rầy. Ruộng khi phun rầy nên đảm bảo giữ 1 lớp nước 2 -5 cm để có hiệu quả cao. Sau phun 3 ngày kiểm tra lại, mật độ còn cao ≥ 1.500 con/m2 phải phun kép lại.
Các diện tích đã chín khoảng 80% chỉ đạo gặt chạy rầy (trước chín hoàn toàn 7 ngày).
Sâu cuốn lá nhỏ lứa 7: Dự kiến trưởng thành vũ hoá rộ từ 20 -27/9. Sâu non nở rộ từ 27/9 trở ra, mật độ trung bình 50 - 60 con/m2, nơi cao > 100 con/m2. Đối với sâu cuốn lá nhỏ lứa 7 chỉ đạo phun trừ kết hợp với sâu đục thân 2 chấm và sử dụng thuốc trừ sâu đục thân để phòng trừ.
Theo dõi chặt chẽ thời tiết khi phun, lựa lách thời tiết, đảm bảo ít nhất sau phun 4 giờ không gặp mưa nếu chưa đủ 4 giờ gặp mưa phải chủ động phun lại ngay.
Phun trừ sâu đục thân kép lại lần 2 tránh phun vào thời điểm lúa đang phơi màu, nên phun vào chiều mát sau 4 giờ chiều.
Bệnh bạc lá vi khuẩn: Thời gian tới bệnh tiếp tục phát triển mạnh đặc biệt trên các giống nhiễm nặng, các diện tích bón phân mất cân đối, xanh tốt. Biện pháp chỉ đạo như sau:
Kiểm tra và chỉ đạo phun trừ trước khi lúa trỗ cho những diện tích chớm bị bệnh; phun phòng cho các diện tích cấy giống nhiễm nặng, xanh tốt. Sử dụng các loại thuốc: Thuốc sinh học: TP Zep 18EC. Thuốc khác: Supervery 50WP; MAP Oni 2SL; Lk-one 50SC; Visen 20SC; Xanthomix 20WP; Ải vân 6,4SL; Shirahagen 10WP; Lobo 8WP; Starwiner 20WP; Totan 200WP... theo liều lượng trên nhãn mác.
Đối với bệnh cần phun trừ riêng để đảm bảo hiệu quả phòng trừ. Các diện tích lúa đã trỗ xong không nên phun trừ vì tất cả các thuốc BVTV được đăng ký trừ bệnh đến thời điểm này đều có hiệu quả thấp.
Đối với cây rau màu:
Tuyên truyền, vận động nông dân khẩn trương thu hoạch diện tích đã đến thời kỳ thu hoạch nhằm hạn chế ảnh hưởng của sâu bệnh hại gây ra; khơi thông, nạo vét mương máng, rãnh thoát nước trên ruộng; vệ sinh đồng ruộng, phun phân bón lá, các chế phẩm vi lượng… cho cây nhanh phục hồi; khi đất khô ráo cần xới vun kịp thời để tạo độ thoáng cho đất tránh bị nghẹt rễ và kết hợp bón bổ sung phân lân, NPK...; chuẩn bị đủ lượng và chủng loại hạt giống rau màu để gieo trồng ngay khi thời tiết thuận lợi, cung cấp rau kịp thời cho thị trường lúc giáp vụ và cho sản xuất vụ đông.
Tăng cường theo dõi các đối tượng bệnh hại đặc biệt các bệnh thối gốc lở cổ rễ, đốm lá, bệnh virus ... chỉ đạo phòng trừ kịp thời theo nguyên tắc 4 đúng.
Đối với các vườn cây ăn quả:
Tập trung hướng dẫn chăm sóc trở lại sau mưa bão hạn chế thấp nhất thiệt hại như cắt tỉa cành bị gẫy, các cây bị đổ nghiêng cần dựng, chằng chống. Xới nhẹ, phá váng lớp đất mặt (vùng tán cây) giúp đất thông thoáng, khắc phục tổn thương và tái sinh rễ mới;
Đối với những vườn cây đang đậu quả non hoặc quả trong giai đoạn phát triển: Phun bổ sung phân bón lá có chứa Fe, Bo, Ca, Cu, B, Zn, .. tránh hiện tượng nứt, rụng quả;
Theo dõi thường xuyên vườn cây, đặc biệt là cây bị long gốc để kịp thời phát hiện bệnh rễ do nấm gây ra và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Cây bị long gốc cần dậm chặt, vun gốc, sau đó có thể tưới thuốc trừ nấm hoặc các chế phẩm sinh học đối kháng nấm hại như: Biobac WP, Acrobat MZ 90/600 WP; Aliette 80 WP, 800 WG; Tricô-ĐHCT 108 bào tử/g … nồng độ và cách sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn mác.
Khi bộ rễ cây đã phục hồi, mới tiến hành bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng, phun phân bón lá (hạn chế sử dụng phân bón hóa học) để tăng khả năng phục hồi của cây.